Những quy định đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 11

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/11/2022 | 10:05:29 AM

Quy định mới về điều chỉnh lương cán bộ công chức; bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất; cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ có hiệu lực từ tháng 11.

Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (Ảnh minh họa)
Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (Ảnh minh họa)

Bộ Tài nguyên và Môi trường xóa 4 Tổng cục

Nghị định 68/2022 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/11.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ gồm 27 đơn vị trực thuộc; không còn 4 tổng cục gồm: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo.

Bộ này chỉ còn một tổng cục là Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

Sau khi xóa 4 tổng cục thì nhiều đơn vị cấp cục, vụ mới được thành lập. Cụ thể, Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập 3 đơn vị gồm: Vụ Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Tổng cục Đất đai được chia tách thành 3 đơn vị gồm: Cục Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được chia tách thành hai đơn vị gồm: Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Ngoài ra, theo Nghị định 86/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo (có hiệu lực từ 1/11), Bộ này gồm 28 đơn vị, tổ chức.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ.

Nghị định 87/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/11, quy định Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 19 nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức gồm 28 đơn vị.

Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.

Điều chỉnh lương cán bộ, công chức, viên chức

Ngày 10/11, Quyết định 19/2022 của Thủ tướng quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024 sẽ có hiệu lực.

Quyết định nêu rõ, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định. Quy định mới này sẽ áp dụng với 3 nhóm đối tượng trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong tổ chức Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân;

- Người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Việc chi trả tiền lương tăng thêm 0,8 lần không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn…

Mức tăng này sẽ được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Cán bộ không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Thông tư số 60/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 17/11 quy định danh mục 11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ.

Đó là: 1. Quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán; 2. Quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; 3. Quản lý Nhà nước về bảo hiểm; 4. Quản lý Nhà nước về hải quan; 5. Quản lý Nhà nước về giá; 6. Quản lý Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước; 7. Quản lý Nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; 8. Quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia; 9. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; 10. Quản lý Nhà nước về ngân sách Nhà nước; 11. Quản lý Nhà nước về tài sản công.

Thời hạn bị cấm thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã đối với cán bộ của từng lĩnh vực được quy định như sau: Lĩnh vực quản lý ngân sách Nhà nước và quản lý Nhà nước về tài sản công là đủ 12 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; các lĩnh vực còn lại là đủ 24 tháng kể từ ngày thôi giữ chức vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Người cai nghiện bắt buộc được chi trả nhiều khoản tiền

Thông tư số 62/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 19/11 quy định người cai nghiện sẽ được ngân sách Nhà nước chi trả nhiều khoản như: tiền ăn, chăn, màn, chiếu, gối, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người cai nghiện bắt buộc; khám sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế, tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần; khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi được học văn hóa, phổ biến, giáo dục pháp luật theo các chuyên đề về sức khỏe cộng đồng, pháp luật, đạo đức…

Quy định mới về bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất

Thông tư 61/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 20/11 quy định dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án, tiểu dự án không thuộc trường hợp trên mà không phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Ngoài ra, dự án, tiểu dự án phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm có mức kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (chưa bao gồm kinh phí tổ chức cưỡng chế kiểm đếm) không quá 2% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án.

Đối với kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm được căn cứ trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo dự toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Xác định giá truyền tải điện theo quy định mới từ ngày 22/11 

Có hiệu lực từ ngày 22/11, Thông tư 14/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017 quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.

Thông tư sửa đổi khoản 2 Điều 3 về phương pháp xác định giá truyền tải điện. Giá truyền tải điện được xác định hàng năm trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ cho hoạt động truyền tải điện của Đơn vị truyền tải điện với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định theo phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng tại thời điểm tính giá truyền tải điện hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục