Indonesia sản xuất tới 50% sản lượng ngọc trai thế giới
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/5/2014 | 1:41:54 PM
Là một đất nước quần đảo với trên 17.500 hòn đảo, nằm trải dài trên biển từ Đông sang Tây, Indonesia có tiềm năng rất lớn về các nguồn lợi thủy hải sản và là quốc gia sản xuất tới 50% sản lượng ngọc trai thế giới, tăng từ 12 tấn lên 18 tấn năm 2009 và đạt tổng giá trị xuất khẩu ngọc trai hàng năm 29 triệu USD.
![]() |
|
Các trung tâm sản xuất ngọc trai biển của Indonesia tập trung chủ yếu ở Bali, Lombok, Tây Nusa Tenggara, Sulawesi, Gorontalo, Maluku và Papua, trong đó nổi tiếng nhất là ngọc trai vàng tại Lombok.
Chính phủ Indonesia hiện đang có kế hoạch và phấn đấu đẩy mạnh hoạt động sản xuất ngọc trai, đặc biệt là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới cũng như các thiết bị tiên tiến vào hoạt động của ngành, nhất là thông qua sự hợp tác với Nhật Bản.
Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Indonesia Sharif Sutardjo cho biết Bộ này sẽ tăng cường khuyến khích hợp tác công-tư, chú trọng đến hoạt động xúc tiến sản xuất và xuất khẩu ngọc trai thông qua nhiều chương trình, trong đó có Festival Ngọc trai Indonesia, sẽ được tổ chức ttrong các ngày 27-29/8 tới tại Jakarta.
Ông Sharif Sutardjo cho biết Indonesia hiện đứng thứ 9 trên thị trường thương mại ngọc trai thế giới, chiếm 2,07% trong tổng giá trị xuất khẩu ngọc trai hàng năm 1,4 tỷ USD, với các điểm đến chủ yếu là Nhật Bản, Hong Kong, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Thụy Sĩ, Ấn Độ , New Zealand và Pháp.
Trong một động thái liên quan, Tổng vụ trưởng tiếp thị và chế biến các sản phẩm thủy sản và chế biến, Bộ Biển và Nghề cá Indonesia, Saut Hutagalung giải thích rằng có bốn loại chính chi phối thị trường ngọc trai thế giới là ngọc trai biển chủ yếu do Indonesia, Australia, Philippines và Myanmar sản xuất; ngọc trai nước ngọt chủ yếu do Trung Quốc sản xuất; ngọc trai Akoya chủ yếu do Nhật Bản và Trung Quốc sản xuất; và ngọc trai đen của Tahiti.
(Theo TTXVN)
Các tin khác

Ngày 29/5, quân đội Thái Lan thông báo sẽ có các biện pháp cứng rắn hơn nữa đối với người biểu tình, sau khi quân đội tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ vào tuần trước.

Tính đến chiều 29/5, có hơn 130.000 người Việt từ khắp mọi nơi trên thế giới ký Thỉnh nguyện thư gửi Nhà Trắng đề nghị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc về hành động "xâm lược lãnh thổ Việt Nam" thông qua việc đưa giàn khoan dầu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 28/5, Nga bắt đầu khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ sáu, chiếc cuối cùng trong hợp đồng đóng cho Hải quân Việt Nam, tại nhà máy đóng tàu ở thành phố St. Petersburg.

Ngày 28/5, Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Nga hợp tác trong việc chấm dứt xung đột ở khu vực miền Đông Ukraine.