G7 lần đầu họp không có Nga
- Cập nhật: Thứ tư, 4/6/2014 | 2:18:23 PM
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hôm nay họp thượng đỉnh mà không có sự tham gia của Nga lần đầu tiên trong 17 năm, bàn về mối quan hệ với Moscow sau những bất ổn ở Ukraine.
![]() |
Tổng thống Nga Putin (thứ hai từ trái sang) tại cuộc họp G8 năm ngoái.
|
Cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại Brussels, Bỉ thay vì ở Sochi, Nga, cũng sẽ bàn về chính sách ngoại giao, kinh tế, thương mại và an ninh năng lượng, theo Reuters.
Đây là lần đầu tiên Nga không tham gia họp thượng đỉnh G7 kể từ khi gia nhập vào năm 1997. Quyết định này được đưa ra hồi tháng 3, sau khi Nga sáp nhập Crimea trước sự phản đối của các nước phương Tây.
Từ đó, Mỹ và EU đã áp đặt nhiều lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản với các quan chức cấp cao của Nga và Crimea, đe dọa các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại mạnh mẽ hơn nếu Moscow tiếp tục có những hành động được cho là gây bât ổn Ukraine.
Việc Ukraine hoàn thành bầu cử tổng thống mới đây cho thấy Moscow không muốn leo thang cuộc khủng hoảng, một dấu hiệu để EU xem xét có nhập Nga trở lại vào nhóm G8 hay không.
"Vẫn còn sớm nhưng tôi không loại trừ khả năng các nước G7 thảo luận về tương lai của G7 hay G8. Tự Nga tách mình ra khỏi G8 thông qua những hành động ở Ukraine. Việc Nga có tuân theo luật pháp quốc tế và các giá trị của G8 hay không là điều kiện tiên quyết để G7 trở lại là G8", một quan chức của EU nói.
Khi lãnh đạo G7 gặp gỡ tại Pháp vào 6/6 để kỷ niệm ngày các nước Đồng minh bắt đầu chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy năm 1944, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến dự. Cuộc gặp gỡ này có thể là cơ hội để Nga và các nước G7 đối thoại nhằm làm xuống thang tình hình ở Ukraine.
(Theo VnExpress)
Các tin khác

Ukraine vừa cảnh báo sẽ kiện Nga nếu cả hai bên không đạt được một thỏa thuận chung về giá khí đốt tự nhiên.

Tân Hoa xã ngày 4/6 cho biết 22 công nhân đã thiệt mạng trong vụ tai nạn mỏ than ở miền Tây Nam Trung Quốc.

Hôm 3/6, các Bộ trưởng Quốc phòng của NATO đã nhóm họp lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine với nghị trình hàng đầu là bàn về cách thức phản ứng lâu dài với các thách thức an ninh mới, xuất hiện từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

Hội nghị các nước G7 sẽ thảo luận tình hình biển Đông và nhiều khả năng ra tuyên bố về các hành vi gây hấn của Trung Quốc.