Liên Hợp Quốc đảm nhận giữ gìn hòa bình tại Trung Phi
- Cập nhật: Thứ tư, 17/9/2014 | 7:59:55 AM
Liên Hợp Quốc ngày 15/9 đã tiếp nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi vốn trước đây do Liên minh châu Phi đảm nhiệm.
Theo đó, gần 500 binh sỹ và sỹ quan thuộc Lực lượng Giữ gìn hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) tại Cộng hòa Trung Phi (MISCA) đã được biên chế vào Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết, Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi sẽ bắt đầu các hoạt động trợ giúp về quân sự và cảnh sát đối với quốc gia này theo tinh thần bản nghị quyết về Cộng hòa Trung Phi, do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng Tư vừa qua. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ rõ sứ mệnh hiện nay của Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi là tiếp tục bảo vệ dân thường và hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp, trong đó có việc giúp đỡ Cộng hòa Trung Phi tái thiết lập các cơ cấu nhà nước.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng sẽ xem xét tăng số binh sỹ làm nhiệm vụ tại đây lên 10 nghìn người cùng 1.800 cảnh sát, so với con số 6.500 binh sỹ và 1 nghìn cảnh sát hiện tại.
Một người dân tại Trung Phi nhận xét về sự hiện diện của lực lượng Liên Hợp Quốc tại nước này: "Tôi nghĩ rằng, đây chỉ là sự thay đổi lực lượng, có nghĩa là phái bộ giữ gìn hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi được bàn giao cho Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi. Nhưng những gì chúng tôi đang chờ đợi, là họ sẽ mang đến cho chúng tôi an ninh và ổn định hơn so với trước đây”.
Bạo lực sắc tộc và tôn giáo đã tàn phá Cộng hòa Trung Phi kể từ khi phiến quân Seleka dùng vũ lực chiếm quyền kiểm soát đất nước và đưa chỉ huy Michel Djotodia lên làm tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, ông Djotodia đã phải từ chức do không thể kiềm chế làn sóng tàn sát và cướp bóc của Seleka nhằm vào người Cơ đốc giáo. Các cộng đồng người Cơ đốc giáo đã thành lập lực lượng dân phòng để tấn công đáp trả. Bạo lực vẫn không giảm bất chấp sự hiện diện của một lực lượng đông đảo binh sỹ gìn giữ hòa bình của châu Phi và Pháp.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc và các tổ chức cứu trợ, khoảng 1/4 dân số Cộng hòa Trung Phi đã phải rời bỏ nhà cửa do lo ngại tình trạng bạo lực và thiếu lương thực.
(Theo VOV)
Các tin khác

Hơn 90.000 người đã được sơ tán và khoảng 30.000 tàu thuyền đã quay về bờ khi miền nam Trung Quốc ban hành cảnh báo cấp cao nhất đối với cơn bão Kalmaegi.

Ngày 15-9, Hãng BBC đưa tin, lãnh đạo trên 30 nước và các tổ chức đã tụ họp về Paris (Pháp) để thảo luận cách thức chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang gây ra nhiều hành động tội ác bị cả thế giới lên án.

Trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên nghị viện hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 35, tối 15/9 tại Thủ đô Vientiane (Lào) đã diễn ra cuộc họp Ban chấp hành AIPA. Đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu đã cùng với Trưởng đoàn các nước thành viên tham dự cuộc họp.

Ngày 15/9, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã bổ nhiệm bà Ewa Kopacz, Chủ tịch Quốc hội nước này, vào cương vị Thủ tướng và giao cho bà nhiệm vụ thành lập chính phủ mới.