Ukraine ghi nhận ngày đầu tiên im tiếng súng sau hơn 1 năm xung đột

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/9/2015 | 7:24:07 AM

Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết, ngày 11/9 là ngày đầu tiên miền Đông Ukraine không vang lên tiếng súng, kể từ xung đột hồi tháng 4 năm ngoái.

Tổng thống Ukraine Poroshenko. (Ảnh: hst-ukraine).
Tổng thống Ukraine Poroshenko. (Ảnh: hst-ukraine).

Theo ông Poroshenko, đây là kết quả của thỏa thuận ngừng bắn đạt được hôm 1/9 giữa quân đội chính phủ và lực lượng đối lập miền Đông. Ông khẳng định, hôm qua là ngày đầu tiên trong hơn 1 năm rưỡi qua không xảy ra nổ súng hay xung đột gây thương vong ở vùng chiến sự miền Đông.

Lãnh đạo phe đối lập cũng xác nhận thông tin này, cho biết trong 24 giờ qua, không có bất cứ vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nào tại Donesk và Lugansk.

Cùng ngày hôm qua, cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma, đại diện của chính quyền Kiev trong nhóm tiếp xúc 3 bên về khủng hoảng Ukraine cho rằng chiến sự “hạ nhiệt” sẽ mở đường để các bên ký kết một thỏa thuận về rút vũ khí có cỡ nòng dưới 100 mm khỏi giới tuyến. Ông hy vọng thỏa thuận này sẽ được ký kết trong cuộc gặp tiếp theo của nhóm tiếp xúc vào ngày 22/9 tới tại thủ đô Minsk của Belarus. Theo đó, đây sẽ là yếu tố sống còn để chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của 800.000 người ở miền Đông Ukraine.

Thỏa thuận ngừng bắn được thiết lập giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng đối lập miền Đông từ ngày 1/9 vừa qua, sau cuộc họp của nhóm tiếp xúc hôm 26/8. Theo thỏa thuận, các bên trong cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine nhất trí ngừng xung đột hoàn toàn, để đảm bảo an ninh cho trẻ em bắt đầu năm học mới.

                                                                                         (Theo VOV)

Các tin khác
Người di cư đi bộ tới Áo từ nhà ga Keleti ở Budapest, Hungary ngày 4/9. (Nguồn: THX/TTXVN)

Số người di cư theo đường Balkan đổ vào Hungary trong ngày 10/9 chạm kỷ lục mới, buộc nhà chức trách Áo phải tạm ngừng các chuyến tàu đến và đi từ Hungary, một lần nữa đã làm sâu sắc thêm những bất đồng trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU) về phương án chung ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới 2 tới nay.

Hiện trường nơi máy bay 93 rơi trong đợt tấn công khủng bố 11/9. Ảnh: pilotsfor911truth.org.

Trong loạt vụ khủng bố 11/9, khi biết máy bay bị biến thành vũ khí khủng bố, các hành khách đã sẵn sàng hy sinh trước để bảo vệ thủ đô nước Mỹ.

Dòng người di cư từ Hungary đi bộ hơn 170 km vào Áo. (Ảnh: AFP)

Nhà chức trách Áo đã quyết định tạm ngừng các chuyến tàu đến và đi từ Hungary do quá tải người di cư.

Nhiều người đặt hoa trắng lên tên người thân của mình. (Ảnh: Lưu Văn Đạt/Vietnam+)

au khi hai tòa tháp thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) bị tấn công vào sáng 11/9/2001, phải mất 8 tháng người Mỹ mới có thể dọn dẹp hết cả trăm ngàn tấn mảnh vụn từ hai toà nhà cao chọc trời này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục