Puigdemont không về, Nghị viện Catalonia hoãn bổ nhiệm vô thời hạn ​

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/1/2018 | 9:10:54 AM

Trước các bế tắc về pháp lý và chính trị, Nghị viện vùng Catalonia đã buộc phải rời ngày bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền hành pháp vùng này.

Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont.
Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont.

Trước các bế tắc về pháp lý và chính trị, Nghị viện vùng Catalonia đã buộc phải rời ngày bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền hành pháp vùng này, vị trí được xem là dành cho ông Carles Puigdemont.

Bế tắc chính trị tại vùng Catalonia lại vừa tiến lên một nấc thang mới. Trong phiên họp ngày thứ Ba, 30/1, Nghị viện vùng Catalonia đã quyết định hoãn vô thời hạn lễ bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền hành pháp của vùng, vốn dự định được tiến hành trong ngày 30/1 và dành cho ông Carles Puigdemont.

Quyết định này được Chủ tịch Nghị viện Catalonia là ông Roger Torrent đưa ra do đến sáng 30/1, các bế tắc chính trị và pháp lý liên quan đến lễ bổ nhiệm vẫn không được tháo gỡ.

Cụ thể, trong ngày 30/1, ông Carles Puigdemont vẫn không trực tiếp xuất hiện trước Nghị viện Catalonia, trong khi mọi kịch bản về việc bổ nhiệm và nhậm chức từ xa đã bị Toà Hiến pháp Tây Ban Nha bác bỏ và phán quyết là không có hiệu lực.

Ngay sau khi quyết định này được đưa ra, các đảng phái theo xu hướng ly khai tại Catalonia đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Chủ tịch Nghị viện Catalonia rút lại quyết định.

Đến chiều ngày 30/1, một đám đông khoảng vài trăm đến một nghìn người đã tập trung biểu tình trước Nghị viện Catalonia để ủng hộ ông Carles Puigdemont. Một vài đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát với một số phần tử quá khích.

Trong khi đó, tuy không xuất hiện trước báo giới nhưng trong chiều 30/1, ông Carles Puigdemont cũng đã tung một đoạn video lên mạng xã hội, trong đó chính trị gia lưu vong này khẳng định "sẽ không có bất cứ ứng cử viên nào khác hay một kịch bản nào khác để điều hành vùng Catalonia”.

Hiện các nguồn tin từ Tây Ban Nha đều không xác định được chính xác ông Puigdemont vẫn đang ở Bỉ hay đã bí mật về nước. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định khả năng ông Puigdemont quay về Tây Ban Nha là rất thấp do chắc chắn sẽ bị bắt giữ.

Kịch bản duy nhất giúp tháo gỡ thế bế tắc hiện nay là Nghị viện Catalonia sẽ phải chọn ra một ứng cử viên mới cho chức Chủ tịch chính quyền hành pháp vùng này.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Khung cảnh bên trong đại hội.

Đêm 30/1 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đối thoại dân tộc Syria do Nga bảo trợ đã bế mạc tại Sochi, với tuyên bố cuối cùng về một Syria hoà bình và dân chủ.

Ảnh minh họa.

Mỹ ngày 29/1 thông báo dỡ bỏ lệnh cấm người tị nạn đến từ 11 quốc gia có "nguy cơ cao”, bao gồm 10 nước Hồi giáo và Triều Tiên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert.

AFP đưa tin, Chính phủ Mỹ ngày 29/1 cho biết, nhiều chính phủ trên thế giới đã hủy bỏ các hợp đồng tiềm năng trị giá tới hàng tỷ USD với các công ty vũ khí của Nga, do đó Washington không cần áp thêm các biện pháp trừng phạt mới để răn đe Moskva.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang lên kế hoạch cho cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra vào ngày 9/2 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục