Chiều 3/3, tại Đại Lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, đã diễn ra phiên khai mạc toàn thể Kỳ họp thứ nhất Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) khóa XIII.
|
Các đại biểu tới dự phiên khai mạc hội nghị
|
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang (Zhang Dejiang), Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang), Chủ tịch Chính Hiệp Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) và nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, cùng hơn 2.000 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân Trung Quốc đã tham dự hoạt động lớn và có ý nghĩa quan trọng này.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Chính Hiệp Khóa XII Du Chính Thanh đã điểm lại những công tác mà tổ chức này làm được trong nhiệm kỳ 5 năm qua trên 3 mặt trận chính là hiệp thương chính trị, giám sát dân chủ và tham gia bàn bạc công việc trọng đại của đất nước. Ông Du Chính Thanh khẳng định trong 5 năm qua, tổ chức Chính Hiệp đã phát huy tốt vai trò điều phối, tập hợp sức mạnh, tham mưu chính sách, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển một cách khoa học, duy trì ổn định, thống nhất đất nước và mở rộng giao lưu đối ngoại.
Theo ông, công tác Chính Hiệp trong thời gian tới cần tiếp tục giương cao ngọn cờ vĩ đại xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như đi sâu học tập và quán triệt tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XIX), tích cực tham mưu xây dựng xã hội hài hòa, thúc đẩy kiện toàn và hoàn thiện cơ chế hiệp thương dân chủ xã hội chủ nghĩa, sâu sắc hóa hoạt động giao lưu đối ngoại và không ngừng đổi mới công tác Chính Hiệp.
Trong thời gian diễn ra kỳ họp, các đại biểu sẽ thẩm định báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Chính Hiệp, báo cáo về đề án kế hoạch công tác, tiến hành thảo luận về báo cáo công tác của Chính phủ, dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dự thảo luật giám sát, thẩm định và thông qua Nghị quyết chính trị của Kỳ họp thứ nhất Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc Khoá XIII cùng nhiều văn kiện quan trọng khác. Cũng tại kỳ họp, các đại biểu sẽ tiến hành bầu các chức danh trong ban lãnh đạo Chính Hiệp Khóa XIII gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và các ủy viên thường vụ.
Đây là kỳ họp được đánh giá là hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của Trung Quốc bởi các đại biểu sẽ tiến hành thảo luận, cụ thể hóa những đường lối, chính sách được đề ra tại Đại hội XIX, qua đó từng bước xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại vào giữa thế kỷ 21. Theo lịch trình, kỳ họp thứ nhất Hội nghị Chính Hiệp Khóa XIII sẽ kéo dài 13 ngày và bế mạc vào sáng 15/3 tới./.
(Theo TTXVN)
Đảng Nhân dân Campuchia giành thắng lợi tuyệt đối trong cuộc bầu cử Thượng viện khóa IV .
Việc từ bỏ một tập tục lâu đời đã bén rễ trong người dân khó có thể thực hiện được trong "một sớm, một chiều", song bằng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động và cả đưa ra những quy định bắt buộc để hạn chế việc đốt vàng mã, Chính phủ nhiều nước châu Á đã thành công.
Ngày 2/3, Ủy ban Bầu cử (EC) Thái Lan bắt đầu tiếp nhận đăng ký tranh cử của các chính đảng mới tại trụ sở ở Bangkok, để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở nước này. Trong sáng cùng ngày giới chức EC ghi nhận đã có 34 chính đảng đăng ký.
Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neill ngày 1/3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với các khu vực chịu ảnh hưởng của trận động đất mạnh 7,5 độ Richter hôm 26/2 khiến hàng chục người thiệt mạng.