Lệnh không kích Syria, Thủ tướng Anh đối mặt với chỉ trích trong nước

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2018 | 12:25:23 PM

Thủ tướng Anh Theresa May sẽ phải hứng chịu "búa rìu” chỉ trích từ các nghị sĩ nước này sau việc bà ra lệnh cho quân đội không kích Syria.

Thủ tướng Anh Theresa May.
Thủ tướng Anh Theresa May.

Đánh mà không chờ "đèn xanh” từ Quốc hội

Theo Reuters, dự kiến, trong ngày hôm nay (16/4), bà May sẽ có bài phát biểu quan trọng liên quan đến quyết định gia nhập liên quân Mỹ, Anh, Pháp trong cuộc không kích Syria với cáo buộc quân Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học trong vụ tấn công tại Douma.

Các quan chức Anh cho biết, trong bài phát biều này, nhiều khả năng bà May sẽ lặp lại tuyên bố rằng, Anh rất "tin tưởng vào đánh giá của nước này về việc Chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm” và Anh "không thể chờ có thêm những nạn nhân của vụ tấn công bằng vũ khí hóa học” mới ra tay.

Tuy nhiên, theo giới chức Anh, nhiều khả năng bà May sẽ bị các nghị sĩ chất vấn về việc tại sao bà lại "phá lệ” không xin ý kiến Quốc hội trước khi ra lệnh cho quân đội tiến hành không kích Syria. Cũng theo giới chức Anh, gần như chắc chắn câu trả lời của bà May sẽ là tình hình thực địa khiến bà phải hành động ngay lập tức.

Các chuyên gia nhận định, sau tuyên bố của mình, bà May sẽ không chỉ đối mặt với những lời chỉ trích từ các nghị sĩ phe đối lập mà còn từ chính các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ cầm quyền- những người đã lên tiếng yêu cầu triệu tập cuộc họp Quốc hội để chất vấn bà May.

Lãnh đạo đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn đã bày tỏ hoài nghi về nền tảng pháp lý của việc Anh tham gia vào chiến dịch không kích Syria cùng với Pháp và Mỹ: "Lẽ ra bà ấy phải triệu tập Quốc hội vào cuối tuần qua hoặc trì hoãn cho đến ngày hôm nay (16/4), khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Tôi cho rằng, Anh cần một bộ luật mạnh mẽ hơn, giống như Luật Quyền lực Thời chiến của Mỹ để Quốc hội có thể buộc Chính phủ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm nhân danh đất nước”.

Tuyên bố của ông Jeremy Corbyn được đưa ra trong bối cảnh, sau đợt không kích Syria đêm 13/4 vừa qua, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson vẫn cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad rằng Anh sẽ cân nhắc mọi biện pháp trong trường hợp nước này phát hiện vũ khí hóa học lại được sử dụng ở Syria.

Thủ tướng Anh đang "đi trên dây”
 
Động thái kêu gọi các nhà lập pháp Anh có biện pháp nhằm giới hạn quyền lực của Chính phủ trong việc tiến hành các hoạt động quân sự trong tương lai của ông Corbyn đang nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ trong Quốc hội. Bản thân các nghị sĩ Đảng Bảo thủ cũng bày tỏ lo ngại các biện pháp quân sự sẽ làm leo thang căng thẳng tại Syria.

Dù nhận được sự ủng hộ của các đồng minh sau quyết định tiến hành không kích Syria, vị thế của bà May đang lung lay dữ dội sau khi đảng Bảo thủ của bà mất thế đa số trong cuộc bầu cử hồi tháng 6/2017. Giờ đây, bà May chỉ còn biết trông đợi vào sự ủng hộ của một nhóm nhỏ các nghị sĩ Bắc Ireland, những người muốn Anh tiến hành tấn công quân sự vào Syria.

Trước đó, người tiền nhiệm của bà, ông David Cameron đã thất bại trong việc vận động Quốc hội bỏ phiếu ủng hộ việc Anh không kích Syra hồi năm 2013. Tại thời điểm đó, rất nhiều người dân Anh bày tỏ lo ngại về khả năng Anh sẽ bước vào một cuộc xung đột mới đặc biệt là sau khi có thông tin rằng, hồi năm 2003, quyết định cùng Mỹ tham gia vào cuộc chiến tại Iraq của Thủ tướng Anh lúc đó là ông Tony Blair xuất phát từ thông tin tình báo sai lệch.

Hiện vẫn chưa rõ đảng Lao động và các đảng đối lập khác của Anh có yêu cầu tiến hành phiên thảo luận khẩn sau tuyên bố của bà May hay không cũng như liệu Chủ tịch Hạ viện Anh có cho phép tiến hành một cuộc bỏ phiếu chống lại quyết định của bà May hay không.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Chính phủ cảm thấy bị thất thế trước Quốc hội, bà May đã tính đến khả năng sẽ yêu cầu Quốc hội tiến hành thảo luận khẩn để các nghị sĩ "có cơ hội thảo luận về một biện pháp quân sự nhằm vào Syria” trước khi phe đối lập có động thái tương tự nhưng theo hướng ngược lại.

Dù vậy, ông James Cleverly, Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ, lên tiếng cảnh báo, ngay cả khi bà May có triệu tập được Quốc hội để tiến hành thảo luận gấp, bà cũng không thể trình bày với họ toàn bộ các thông tin tình báo liên quan đến vấn đề Syria do tính chất nhạy cảm của vấn đề.

"Tôi nghĩ rằng, bà Thủ tướng đã có quyết định cực kỳ phù hợp trong việc này. Bà ấy sẽ có mặt tại Hạ viện để các nghị sĩ có thể chất vấn về vai trò của bà trong vụ không kích Syria nhưng sẽ chỉ là như vậy. Điều này thể hiện đúng bản chất quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội và ngược lại”, ông Cleverly nói.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Lễ kỷ niệm 106 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành tại sân vận động ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 14-4.

Theo hãng tin Kyodo ngày 15-4, Triều Tiên đã kỷ niệm 106 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Các quan chức tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Arab.

Các nhà lãnh đạo Arab nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp chính trị để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria.

Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia.

Báo cáo của (OPCW) về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia cho thấy, 2 cha con không bị đầu độc bởi chất độc Novichok.

Tên lửa Tomahawk phóng từ tàu khu trục USS Arleigh Burke.

Tổng cộng có 105 tên lửa trút xuống 3 địa điểm gồm Trung tâm nghiên cứu vũ khí hóa học Barzah ở thủ đô Damascus, kho lưu trữ Him Shinshar cách Homs 30km về phía Tây và hầm chứa vũ khí hóa học cách đó 6km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục