Mỹ vừa rút lui, Nga lập tức ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2018 | 8:37:53 AM

Ngay sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Nga đã ứng cử vị trí thành viên cơ quan này nhiệm kỳ 2021-2023.

Quang cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.
Quang cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ngày 20-6, phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc đã xác nhận thông tin này. Thư ký thứ nhất phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Fedor Strzhizhovskiy nêu rõ: "Nga sẽ duy trì hoạt động hiệu quả trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để duy trì đối thoại cân bằng và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền. Vì mục đích này, Nga đã ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023”. 

Bên cạnh đó, hãng Sputnik (Nga) đưa tin, phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc đánh giá rằng việc Mỹ cáo buộc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bị chính trị hóa dường như là "hành động nhạo báng”.

Phái đoàn thường trực của Nga nhận xét: "Dường như Mỹ muốn biến Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thành công cụ quảng bá lợi ích của Washington, đồng thời trừng trị những quốc gia khác. Trong trường hợp này, Mỹ cố tình buộc tội toàn bộ thế giới chính trị hóa Hội đồng Nhân quyền”.

Phái đoàn thường trực của Nga nhấn mạnh rằng, mặc dù Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vẫn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện, nhưng đây là nền tảng quốc tế then chốt cho hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.

Quan chức Nga cũng bày tỏ hy vọng cơ quan này sẽ hạn chế việc áp đặt các tiêu chuẩn kép và ít bị chính trị hóa hơn, đồng thời khẳng định hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ không bị ảnh hưởng vì sự ra đi của Mỹ.

Kênh CNN cho biết, vào ngày 19-6, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley tuyên bố, Washington chính thức rút khởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền chỉ trích Mỹ đã chia rẽ những em nhỏ nhập cư khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ - Mexico.

Bà Haley cho biết: "Tôi muốn làm rõ rằng bước đi này không đồng nghĩa với việc rút khỏi cam kết về nhân quyền”. Bà Haley còn đánh giá rằng, đã xuất hiện định kiến với Israel tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ), với 47 quốc gia thành viên.
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Kim Jong-un bắt tay Tập Cận Bình trong lễ đón tiếp ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh hôm 19/6.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin Tập Cận Bình và Kim Jong-un đang thảo luận về "hòa bình thực sự" trên bán đảo Triều Tiên.

Ngày 19-6, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, cho rằng cơ quan này "bị chi phối bởi các yếu tố chính trị” và "thiếu sự cải cách”.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn nguồn Văn phòng Thủ tướng Israel và báo Haaretz cho biết Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thăm Jordan ngày 18/6 đã có cuộc gặp với Quốc vương nước chủ nhà Abdullah II tại thủ đô Amman, thảo luận về tình hình khu vực, thúc đẩy tiến trình hòa bình và thắt chặt quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Nhân viên cứu hộ đưa một hành khách sống sót trong vụ chìm tàu lên xe cứu thương.

Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 60 người khác mất tích khi một chiếc tàu chở 80 người bị lật ở hồ Toba, tỉnh Bắc Sumatra (Indonesia) ngày 18-6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục