Zimbabwe: Nội các mới của Tổng thống tuyên thệ nhậm chức
- Cập nhật: Thứ ba, 11/9/2018 | 2:31:31 PM
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 10/9, Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của 20 thành viên nội các mới. Tại buổi lễ, các tân bộ trưởng cam kết sẽ thúc đẩy sự hồi sinh của kinh tế nước này trong 5 năm tới.
Tổng thống Emmerson Mnangagwa.
|
Nội các trên đã được Tổng thống Mnangagwa bổ nhiệm ngày 7/9, là sự kết hợp các bộ trưởng mới và những thành viên trong chính phủ tiền nhiệm, bao gồm cả những người giàu kinh nghiệm và những người trẻ tuổi. Dư luận Zimbabwe đánh giá cao nội các mới của ông Mnangagwa, khẳng định các lựa chọn của tổng thống là đúng đắn và sẽ góp phần đề ra những đường lối phát triển phù hợp cho đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Mthuli Ncube là người đầu tiên tuyên thệ nhậm chức. Ông cho biết ưu tiên trong nhiệm kỳ tới là thiết lập sự ổn định kinh tế, giải quyết các khoản nợ nước ngoài khổng lồ, khôi phục niềm tin của người dân vào lĩnh vực tài chính, cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay nhằm khôi phục đồng nội tệ, vốn bị phá giá từ năm 2009 và bị vô hiệu hoá sau một thập kỷ siêu lạm phát.
Các tin khác
Reuters đưa tin, các quan chức Mỹ dẫn đầu nhóm phân tích pháp y ngày 10/9 cho biết quân đội Mỹ sắp xác định được danh tính 2 binh sỹ đầu tiên trong số 55 bộ hài cốt lính Mỹ tử trận trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, được phía Triều Tiên trao trả hồi tháng Bảy vừa qua.
17 năm sau ngày 11/9/2001, khi hai máy bay tấn công khủng bố vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ, 1.111 nạn nhân vẫn chưa được xác định danh tính.
Ngày 10/9, Người Phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết, đã có tổng cộng 42 quốc gia phê chuẩn tuyên bố chung của LHQ về gìn giữ hòa bình, một phần trong nỗ lực của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhằm khôi phục sự ủng hộ chính trị dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.
Ngày 10/9, tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khai mạc khóa họp thường kỳ lần thứ 39, với sự tham dự của đại diện 47 nước thành viên, hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.