Thủ tướng Anh lên đường sang Brussels bảo vệ thoả thuận Brexit

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/11/2018 | 2:10:47 PM

Thủ tướng Anh Theresa May sẽ gặp Chủ tịch Uỷ ban châu Âu ngày 21/11 để giải quyết dứt điểm các tồn đọng của Brexit trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU.

Thủ tướng Anh May sẽ gặp Chủ tịch Uỷ ban châu Âu ngày 21/11 nhằm giải quyết dứt điểm các tồn đọng của Brexit trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU.
Thủ tướng Anh May sẽ gặp Chủ tịch Uỷ ban châu Âu ngày 21/11 nhằm giải quyết dứt điểm các tồn đọng của Brexit trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh EU.

Theo dự kiến, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ chính thức có cuộc hội đàm với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker vào lúc 17h chiều 21/11 (theo giờ địa phương tại Brussels).

Chủ đề quan trọng nhất là về bản dự thảo thoả thuận Brexit mà Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã đạt được hôm 13/11. Theo giới quan sát, một tuần sau khi dự thảo thoả thuận Brexit được công bố, sức ép chính trị với bà May đang gia tăng nhanh chóng trong nội bộ nước Anh.

Hôm 19/11 vừa qua, đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland (DUP) đã chính thức tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại dự thảo thoả thuận này. Lí do đưa ra là nếu theo thoả thuận này, trong thời gian toàn bộ Vương quốc Anh quá độ ở lại trong Liên minh thuế quan châu Âu thì Bắc Ireland sẽ phải tuân thủ các luật lệ của EU một cách khắt khe hơn so với phần còn lại của Vương quốc Anh và như thế sẽ có sự khác biệt và chia cắt giữa Bắc Ireland với Vương quốc Anh.

Vì thế, để đảm bảo duy trì được sự ủng hộ của 10 nghị sĩ đảng DUP tại Nghị viện Anh, bà May nhiều khả năng phải đề nghị EU thay đổi một số điều khoản trong dự thảo thoả thuận liên quan đến Bắc Ireland.

Tuy nhiên, các nguồn tin từ Brussels cho rằng, để ngăn cản ý định đàm phán lại của bà May, phía EU đang gia tăng sức ép lên phía Anh thông qua tuyên bố từ các nước như Pháp, Hà Lan, Đan Mạch… về việc phải cứng rắn hơn với Anh trong lĩnh vực nghề cá. Ngoài ra, hôm 20/11, Thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez cũng đe doạ sẽ bỏ phiếu chống lại dự thảo thoả thuận Brexit nếu chính quyền Tây Ban Nha không có tiếng nói trong vấn đề Gibraltar, lãnh thổ thuộc Anh nhưng là đối tượng tranh chấp với Tây Ban Nha từ nhiều thế kỷ qua.

Bên cạnh đó, một chủ đề quan trọng khác sẽ được bà May bàn với ông Jean-Claude Juncker là về mối quan hệ tương lai giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, thời kỳ hậu Brexit.

Cùng thời điểm này, các thành viên EU đang xem xét kỹ bản "tuyên bố chính trị” mà Uỷ ban châu Âu soạn thảo nhằm xác định mối quan hệ tương lai với nước Anh. Tuyên bố chính trị này sẽ phải được từng nước thành viên thông qua chậm nhất trong 24h tới trước khi được đem ra xem xét lần cuối cùng lúc với dự thảo thoả thuận Brexit tại Hội nghị Thượng đỉnh EU vào ngày 25/11 tới.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres.

Ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) đã có bài phát biểu, trong đó kêu gọi "chấm dứt bất bình đẳng chính là chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái".

Nạn nhân trong vụ đánh bom được chuyển lên xe cấp cứu.

Bộ Y tế Afghanistan cho biết, ít nhất 50 người đã thiệt mạng và 72 người bị thương trong một vụ đánh bom liều chết tại khách sạn Uranus ở thủ đô Kabul tối 20-11.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Amir Hatami.

Tân Hoa xã đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Amir Hatami ngày 20/11 tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thất bại trong việc làm chậm sự phát triển của Iran và nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ sớm vượt qua các sức ép.

29 thỏa thuận được ký kết ngày 20-11 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Philippines.

Trung Quốc và Philippines đã thống nhất một thỏa thuận thăm dò dầu khí chung và đây là một trong 29 thỏa thuận được ký kết ngày 20-11 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Philippines.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục