Hạ viện Mỹ lần đầu tiên thông qua nghị quyết lịch sử chấm dứt can dự vào cuộc chiến tại Yemen

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/2/2019 | 10:45:59 AM

Ngày 13/2, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ cho liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu trong cuộc chiến tại Yemen.

Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi bùng phát xung đột giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng ủng hộ chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi được quốc tế công nhận.
Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi bùng phát xung đột giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng ủng hộ chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi được quốc tế công nhận.

​Với 248 phiếu ủng hộ và 177 phiếu chống, Hạ viện đã thông qua nghị quyết mang tính lịch sử, trong đó yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vòng 30 ngày phải chấm dứt việc quân đội Mỹ có hành động đối đầu hoặc gây ảnh hưởng tới Yemen mà không có sự ủng hộ của Quốc hội.

Trong số những người ủng hộ nghị quyết này có 18 nghị sĩ đảng Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Hạ viện Mỹ ủng hộ nghị quyết về các quyền hạn chiến tranh. 

Cách đây hai tuần, các nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa đã tái đề xuất nghị quyết về các quyền hạn chiến tranh nhằm gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến Saudi Arabia về tình trạng thảm họa nhân đạo tại Yemen, cũng như lên án việc nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại.

Ngoài ra, nghị quyết cũng là sự nhắc nhở Nhà Trắng về quyền hợp pháp của Quốc hội trong vấn đề điều động quân đội khi không có tuyên bố chiến tranh chính thức. 

Các nghị sĩ ủng hộ nghị quyết này cho rằng Chính phủ Saudi Arabia đã vượt qua giới hạn trong cuộc chiến tại Yemen khi chiến dịch quân sự do Riyadh tiến hành đã khiến số dân thường thiện mạng trong năm nay cao hơn bất kỳ năm nào trước thời điểm diễn ra cuộc chiến này.

Theo số liệu của Liên hợp quốc, từ năm 2015 đến nay, đã có khoảng 10.000 người - chủ yếu là dân thường - thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự của liên quân Arab tại Yemen. 

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Trump và nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa cho rằng nghị quyết này là không phù hợp, do các lực lượng Mỹ chỉ cung cấp máy bay tiếp nhiên liệu và sự hỗ trợ khác trong cuộc xung đột tại Yemen, chứ không phải lực lượng chiến đấu.

Washington nhận định biện pháp này sẽ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong khu vực và làm tổn hại đến năng lực của Mỹ trong ngăn ngừa chủ nghĩa bạo lực cực đoan bành trướng.

Dự kiến Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về nghị quyết trên trong 30 ngày. Nếu như Thượng viện cũng thông qua nghị quyết, Tổng thống Trump có thể phải lần đầu tiên trong nhiệm kỳ viện đến quyền phủ quyết. 

Trước đó, phiên bản cũ của nghị quyết đã được Thượng viện thông qua vào tháng 12 năm ngoái, song không được đem ra bỏ phiếu tại Hạ viện, khi đảng Cộng hòa còn chiếm đa số.

Đây cũng là lần đầu tiên một trong hai viện của Quốc hội ủng hộ nghị quyết rút lực lượng Mỹ khỏi hành động quân sự theo Đạo luật Quyền hạn chiến tranh.

Luật này được thông qua năm 1973, trong đó giới hạn quyền của tổng thống trong việc điều động các lực lượng vũ trang Mỹ thực hiện nhiệm vụ đối đầu mà không có sự thông qua của Quốc hội.

Yemen rơi vào hỗn loạn kể từ khi bùng phát xung đột giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi được quốc tế công nhận.

Tháng 3/2015, liên minh quân sự các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Yemen để hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Hadi, khiến cho xung đột leo thang.

(Theo baoquocte.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Theo Reuters, cơ quan báo chí Saudi Arabia ngày 14/2 cho biết Saudi Arabia lấy làm tiếc về quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13/2 liệt quốc gia này vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này, do tình trạng kiểm soát lỏng lẻo các hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền.

Chính phủ Cuba hôm 12/2 đã tuyên bố không công nhận Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) là cơ quan có thẩm quyền đạo đức và pháp lý để tổ chức một hội nghị bàn về dự thảo cải cách Hiến pháp của Cuba.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Phát biểu tại Hungary, Ngoại trưởng Mỹ đã cảnh báo các nước đồng minh cần thận trọng khi sử dụng các thiết bị của Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc.

Chính phủ Macedonia tuyên bố, thỏa thuận giữa nước này và Hy Lạp đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia bắt đầu có hiệu lực vào ngày 12-2, sau khi những thay đổi về Hiến pháp được công bố trong Công báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục