Pháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậu

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/6/2019 | 8:47:07 AM

Các nước G20 không đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm thực thi Thoả thuận Paris về khí hậu, nước Pháp sẽ không ký Tuyên bố chung của hội nghị.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Phát biểu khi đang có chuyến thăm chính thức đến Nhật Bản và chuẩn bị dự hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, nước Pháp vạch ra một "lằn ranh đỏ” là việc thực thi các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và nước Pháp sẽ không ký Tuyên bố chung của G20 nếu văn bản này không đề cập rõ ràng về vấn đề chống biến đổi khí hậu.

"Chúng ta đang có 1 năm vô cùng quan trọng, bây giờ là hội nghị G20, sau đó đến hội nghị G7 tại Biarritz và đến tháng 9/2019 là hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của Liên hiệp quốc. Đây là lúc nắm bắt cơ hội lịch sử và thực thi trách nhiệm của chúng ta. Tôi nghe rất nhiều người nói rằng họ có một "lằn ranh đỏ” và nếu không bàn điều này hay điều kia thì họ sẽ không ký. Bản thân tôi cũng có một "lằn ranh đỏ”. Nếu chúng ta không tiến xa hơn với các tham vọng về vấn đề khí hậu thì việc họp hành không mang lại điều gì” - Tổng thống Emmanuel Macron nói.

Phản ứng của Tổng thống Pháp Macron được đưa ra sau khi dự thảo Tuyên bố chung của hội nghị G20 được tiết lộ ra ngoài cho thấy văn bản này không hề đề cập đến việc ủng hộ toàn diện Thoả thuận Paris 2015, không có các từ ngữ liên quan đến việc phi cacbon hoá nền kinh tế toàn cầu. Phía Pháp lo ngại, điều này có thể khiến G20 lặp lại kịch bản tại hội nghị năm ngoái tại Argentina khi vấn đề về chống biến đổi khí hậu bị xem nhẹ.

Dưới thời của Tổng thống Macron, Pháp đang có tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ý định của Pháp về việc đưa chủ đề khí hậu thành trọng tâm tại Hội nghị G20 tại Nhật và G7 tại Pháp vào tháng 8/2019 nhiều khả năng khó thực hiện do quan điểm cứng rắn từ chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề này.

Hội nghị G20 năm nay được xem là sẽ giành nhiều quan tâm đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các hồ sơ liên quan đến Iran và Bắc Triều Tiên.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hàng rào thép gai được dựng trước cửa Toà hiến pháp.

Phiên toà công bố phán quyết khiếu nại bầu cử Tổng thống Indonesia sẽ diễn ra vào trưa nay (27/6/2019).

Sự ủng hộ đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Abe Shinzo vẫn lớn hơn các đảng đối lập.

Dự báo, trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, liên minh giữa hai đảng cầm quyền LDP và Công Minh Mới sẽ tiếp tục giành chiến thắng.

Cựu Ngoại trưởng Boris Johnson (phải) và Ngoại trưởng Jeremy Hunt (trái).

Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh đã ấn định thời điểm công bố Lãnh đạo Đảng vào ngày 23/7 tới.

Quang cảnh phiên khai mạc khóa họp thường kỳ lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 10/9/2018 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 24/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 41, với sự tham dự của đại diện hơn 47 nước thành viên, hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục