Từ ngày 1/1/2021, Nga đã chính thức tăng thuế thu nhập cá nhân từ 13% lên 15% đối với người có thu nhập trên 5 triệu Rubble (khoảng 68.000 USD) mỗi năm.
|
Người đi bộ và đi xe đạp dọc bờ kè của sông Moscow ở Nga.
|
Đây được xem là bước đi đầu tiên đưa Nga ra khỏi hệ thống thuế phẳng, hay còn được gọi là thuế "cào bằng", một trong những cải cách hành chính thành công nhất ở Nga vào đầu những năm 2000 và đã có hiệu lực ở quốc gia này trong gần 20 năm qua.
Trong những năm 1990, nước Nga từng có một biểu thuế lũy tiến khá phức tạp, có lúc lên đến 6 mức thuế suất khác nhau. Hệ thống thuế "cào bằng" được áp dụng từ năm 2001 ở Nga là một trong những những cải cách lớn về thuế trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin.
Việc áp dụng thuế suất thống nhất 13% được đưa ra nhằm giảm bớt gánh nặng thuế và đơn giản hóa hệ thống thanh toán trên toàn liên bang. Mặc dù sự thay đổi này ở thời điểm đó đã giúp ổn định và tăng thu ngân sách, nhưng các nhà chức trách phải thừa nhận "không phải là vĩnh viễn", sớm hay muộn Nga sẽ quay trở lại với biểu thuế lũy tiến, vì xem ra điều đó công bằng hơn.
Sau nhiều tranh luận kéo dài đến cả thập kỷ, cuối cùng quyết định về cuộc cải cách thuế ở Nga lại được đẩy nhanh bởi chỉnh COVID-19. Dịch bệnh không chỉ làm sụt giảm thu nhập của người Nga, dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và gây lỗ ngân sách, mà còn khiến bất công xã hội trở thành nỗi lo ngại chính trong năm 2020.
Việc tăng thuế suất từ 13 lên 15% đối với người Nga có thu nhập hơn 416.000 Rubble (tương đương khoảng 5.600 USD) một tháng, được xem như thuế đánh vào người giàu.
Ước tính, sự điều chỉnh thuế này mang về cho Chính phủ Nga khoảng 60 tỷ Rubble, gần 820 triệu USD. Con số này quá nhỏ nếu so với ngân sách liên bang, thậm chí có thể coi là một "sai số làm tròn", nếu nhìn vào chi ngân sách liên bang Nga được lên kế hoạch ở mức 19,5 nghìn tỷ Rubble trong năm 2020.
Trên thực tế, những thay đổi về thuế ở Nga từ ngày 1/1 chỉ liên quan đến không quá 1% số người Nga đang làm việc. Con số thu về cho ngân sách không nhiều, nhưng đây được xem là bước đệm cho những cải cách tiếp theo, chuẩn bị cho sự phân hóa sâu hơn về thuế suất ở Nga trong tương lai.
(Theo VTV)
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên án các hành vi bạo lực, đồng thời tỏ rõ sự quan ngại trước những diễn biến bất ổn xảy ra ở trụ sở Quốc hội Mỹ, sau khi những những biểu tình quá khích xông vào tòa nhà và tạo ra một tình huống căng thẳng khiến phiên họp xác nhận kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 phải tạm dừng.
Giám đốc cơ quan cảnh sát Washington, ông Robert J. Contee cho biết, trong số 52 người bị bắt giữ, có 47 người vi phạm lệnh giới nghiêm của Thị trưởng Muriel Bowser.
Theo báo cáo chỉ số hộ chiếu của Công ty Tư vấn và cư trú toàn cầu Henley & Partner, Nhật Bản là quốc gia sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới khi công dân nước này có thể dễ dàng đến 191 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần xin thị thực.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố không nhượng bộ ngay trước khi quốc hội Mỹ họp để xác nhận kết quả bầu cử vào ngày 6/1.