Sau 2 ngày đàm phán căng thẳng, Liên Hợp Quốc ra tuyên bố lên án mạnh mẽ bạo lực ở Myanmar

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/4/2021 | 7:49:21 AM

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 1/4 lên án mạnh mẽ bạo lực khiến hàng trăm người dân Myanmar thiệt mạng sau hai ngày đàm phán căng thẳng.

Người Myanmar biểu tình chống chính quyền quân sự.
Người Myanmar biểu tình chống chính quyền quân sự.

"Các thành viên của Hội đồng Bảo an bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình xấu đi nhanh chóng và lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa và cái chết của hàng trăm thường dân, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em", tuyên bố do Anh khởi xướng nêu rõ. 

Theo dự án tuyên bố mà AFP có được trước đó, các nước phương Tây muốn thêm vào nội dung "sẵn sàng xem xét các bước tiếp theo", ám chỉ khả năng trừng phạt quốc tế. 

Tuy nhiên, Trung Quốc - quốc gia được xem là đồng minh quan trọng nhất của Myanmar không đồng tình với điều này. 

Thay vào đó, Bắc Kinh đề xuất làm dịu ngôn ngữ sử dụng trong tuyên bố, thay thế phần "việc giết hàng trăm thường dân" thành cái chết của dân thường.

Các nhà ngoại giao cho biết Nga cũng chặn văn bản này. Matxcơva muốn có phần lên án cái chết của của thành viên lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình. 

Một vị đại sứ giấu tên cho biết, bất chấp các cuộc đàm phán kéo dài, Hội đồng Bảo an đã gửi đi một "tín hiệu rất quan trọng" thông qua tuyên bố hôm 1/4. 

Kể từ cuộc đảo chính hôm 1/2, Hội đồng Bảo an ra ba tuyên bố về Myanmar. Nhưng Bắc Kinh luôn tìm cách giảm nhẹ các chỉ trích nhằm vào quân đội Myanmar. 

Hôm 1/4, đặc phái viên LHQ về Myanmar kêu gọi quốc tế hành động nhanh chóng để ngăn chặn nguy cơ "nội chiến ở quy mô chưa từng có" tại quốc gia Đông Nam Á.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ông Shigetaka Komori - Chủ tịch Fujifilm dự định sẽ nghỉ hưu trong năm nay.

Chủ tịch Fujifilm, ông Shigetaka Komori vừa quyết định từ chức sau 20 năm lãnh đạo. Năm nay ông bước sang tuổi 81, và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Fujifilm từ năm 2000.

Thái Lan hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar chạy trốn xung đột quân sự.

Thái Lan sẽ hỗ trợ nhân đạo cho các nhóm dễ bị tổn thương như người già, người đau ốm và trẻ em, tạo điều kiện hồi hương cho người dân Myanmar.

Người dân cầm biểu ngữ có hình nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Naypyitaw, Myanmar.

Đêm qua theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã có cuộc thảo luận thứ ba trong tháng về tình hình Myanmar.

Trong bối cảnh thiếu hụt lao động nghiêm trọng do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm liên tục trong nhiều năm, người lao động Nhật Bản sẽ chính thức nghỉ hưu ở tuổi 70.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục