Nước Pháp đang xây dựng một chiến lược thoát dần khỏi khủng hoảng y tế từ nay cho đến cuối năm 2021.
|
Pháp đã duy trì lệnh giới nghiêm từ nhiều tháng nay
|
Trước mắt, kể từ đầu tháng 6, Pháp sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc, một biện pháp được áp dụng từ nhiều tháng qua.
Trong buổi họp báo sau khi kết thúc cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 28/4, Thủ tướng Pháp Jean castex, đã công bố những định hướng chính trong chính sách quản lý dịch Covid-19 của nước này trong những tuần tới. Theo Thủ tướng Pháp, tình hình y tế vẫn còn nghiêm trọng, dịch Covid-19 vẫn ở mức rất phức tạp nhưng nhìn chung có xu hướng được cải thiện.
Thủ tướng Pháp Jean castex nhấn mạnh: "Tình hình dịch bệnh tại Pháp tiếp tục được cải thiện một cách thường xuyên. Số ca nhiễm virus hàng ngày đã giảm từ mức cao nhất trong làn sóng dịch thứ ba là trung bình 38.000 ca, xuống còn trung bình 26.200 ca trong 7 ngày gần nhất”.
Theo ông castex, trong thời gian tới, Chính phủ Pháp sẽ đệ trình lên Quốc hội một dự luật về chiến lược thoát khỏi khủng hoảng y tế. Một giai đoạn chuyển tiếp đã được xác định từ ngày 2/6 đến hết ngày 31 tháng 10 năm nay. Ngày 2/6 cũng chính là thời gian mà nước Pháp dự kiến sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, đang được áp dụng trên toàn quốc.
Kể từ ngày 2/6, dự kiến chỉ còn khoảng 10% dân số Pháp sinh sống tại những khu vực dịch bệnh phức tạp nhất, sẽ tiếp tục bị áp đặt lệnh giới nghiêm vào buổi tối. Trước đây vài ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố, nước Pháp có thể sẽ điều chỉnh thời gian bắt đầu lệnh giới nghiêm cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ nay cho đến ngày 2/6, Tổng thống Pháp cũng có thể điều chỉnh hoặc tuyên bố chấm dứt lệnh giới nghiêm bất cứ lúc nào.
Dự kiến, sau ngày 2/6, mặc dù được dỡ bỏ, nhưng nước Pháp vẫn có thể áp đặt lệnh giới nghiêm trở lại nếu tình hình dịch bệnh xấu đi. Tuy nhiên, thời gian áp đặt lệnh giới nghiêm mới sẽ là tối đa 1 tháng. Quá thời hạn trên, Quốc hội Pháp sẽ phải bỏ phiếu thông qua.
(Theo VOV)
Nghị viện châu Âu (EP) hôm qua đã chính thức công bố kết quả bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Bộ Ngoại giao Nga hôm nay (28/4) thông báo, nước này sẽ trục xuất 7 nhà ngoại giao đến từ các nước Estonia, Latvia, Litva và Slovakia.
Ngày 28-4, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua việc tham gia thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), vốn được 16 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương ký kết.
Danh sách trừng phạt gồm 14 người Nga bị cáo buộc liên quan một bê bối tham ô tài sản công, 4 người Nam Phi bị cáo buộc liên quan bê bối tham nhũng dưới thời cựu Tổng thống Jacob Zuma.