Phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 11 đưa con người lên mặt trăng qua đời

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/4/2021 | 3:09:13 PM

Phi hành gia người Mỹ Michael Collins, người lái module điều khiển sứ mệnh Apollo 11 trong khi đồng đội trở thành những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, qua đời ở tuổi 90 vào ngày 28.4 sau thời gian chiến đấu với ung thư.

Ảnh phi hành đoàn Apollo 11 chụp tại Trung tâm Không gian Vũ trụ Kennedy năm 1969 gồm các phi hành gia Collins (giữa) với Neil Armstrong (trái) và Edwin E.
Ảnh phi hành đoàn Apollo 11 chụp tại Trung tâm Không gian Vũ trụ Kennedy năm 1969 gồm các phi hành gia Collins (giữa) với Neil Armstrong (trái) và Edwin E. "Buzz" Aldrin.

"Mike luôn đối mặt với những thử thách của cuộc sống một cách uyển chuyển và khiêm tốn, và đối mặt với điều này - thử thách cuối cùng của ông ấy - theo cách tương tự,” gia đình phi hành gia Michael Collins đăng trên tài khoản Twitter chính thức của ông.

Phi hành gia Michael Collins là thành viên thứ ba của phi hành đoàn Apollo 11. Ông là người lái module điều khiển một mình quanh quỹ đạo của mặt trăng cho đến khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin từ bề mặt mặt trăng trở lại module điều khiển.

Dù vậy, ông thường được gọi là "người đàn ông cô đơn nhất trong lịch sử" vì chuyến bay một mình dài ngày và phi hành gia này cũng chưa bao giờ được công nhận toàn cầu như Neil Armstrong và Buzz Aldrin.

Dù vậy, phi hành gia trong sứ mệnh Apollo 11 được ca ngợi là một người ủng hộ suốt đời cho việc thám hiểm không gian vũ trụ. Ông được đánh giá là uyên bác và hóm hỉnh nhưng cũng rất khiêm tốn.

Ông từng khẳng định trong cuộc phỏng vấn năm 2009 với NASA rằng, thành tích lịch sử của ông là "90% may mắn” và các phi hành gia không nên được tôn vinh như những anh hùng.

Phi hành gia Aldrin - người đồng hành trong sứ mệnh Apollo 11 - là một trong những người đầu tiên chia buồn.

Ông chia sẻ trên Twitter: "Mike thân mến, dù ông đã hoặc sẽ ở đâu, ông vẫn luôn mang ngọn lửa để đưa chúng tôi lên tầm cao mới và tới tương lai. Chúng tôi sẽ nhớ ông. Chúc ông an nghỉ".

Phi hành gia người Mỹ Michael Collins. Ảnh: AFP.

Phi hành gia người Mỹ Michael Collins. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ, dù phi hành gia Collins "có thể không nhận được vinh quang như nhau”, nhưng ông là "một đối tác bình đẳng, nhắc nhở đất nước chúng ta về tầm quan trọng của sự hợp tác phục vụ các mục tiêu lớn”.

Phi hành gia Collins sinh năm 1930 tại Rome, Italia, khi cha ông là tùy viên quân sự của sứ quán Mỹ tại đây. Ông trở thành phi công chiến đấu và phi công thử nghiệm của lực lượng không quân Mỹ.

Ông nộp đơn vào NASA sau khi được truyền cảm hứng từ John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay quay quanh quỹ đạo trái đất, và được chọn trở thành phi hành gia năm 1963.

Chuyến bay vũ trụ đầu tiên của phi hành gia Collins là trong sứ mệnh Gemini 10. Ông đã thực hiện 2 kỷ lục đi ngoài không gian cùng với sứ mệnh này.

Nhưng ông được biết đến nhiều nhất trong vai trò thành viên của sứ mệnh Apollo 11. Đây là sứ mệnh mà các đồng đội của ông là Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã ghi dấu mốc trong lịch sử chinh phục không gian vũ trụ của nhân loại vào ngày 20.7.1969 khi trở thành người đầu tiên và người thứ 2 đặt chân lên mặt trăng.

Theo AFP, phi hành gia Collins đã từ chối lời đề nghị chỉ huy sứ mệnh mặt trăng của riêng ông và tiếp tục trở thành một nhà ngoại giao, giữ chức trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề công cộng. Sau đó, ông trở thành giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Washington.

Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về không gian vũ trụ bao gồm cuốn tự truyện được đón nhận nồng nhiệt của ông "Carrying the Fire".

Ông nghỉ hưu ở Florida, sống với vợ là Pat Collins cho đến khi bà qua đời năm 2014.

Năm 2019, khi được Fox News hỏi rằng ông nghĩ nhiều về Apollo 11 hay không, phi hành gia Collins đáp: "Không thường xuyên lắm".

Phi hành gia Apollo 11 nói thêm: "Tôi sống một cuộc sống yên bình. Tôi sẽ đi bộ dọc theo con phố vào ban đêm, khi trời bắt đầu tối và tôi cảm nhận được thứ gì đó trên vai phải của mình, tôi nhìn lên và thấy mảnh bạc nhỏ chiếu sáng trên đó và nghĩ: "Ồ, đó là mặt trăng. Mình đã từng ở đó!'".

(Theo LĐO)

Các tin khác
Pháp đã duy trì lệnh giới nghiêm từ nhiều tháng nay

Nước Pháp đang xây dựng một chiến lược thoát dần khỏi khủng hoảng y tế từ nay cho đến cuối năm 2021.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli phát biểu sau cuộc bỏ phiếu về Thỏa thuận Brexit tại Brussels, Bỉ ngày 29/1

Nghị viện châu Âu (EP) hôm qua đã chính thức công bố kết quả bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga tại thủ đô Moscow.

Bộ Ngoại giao Nga hôm nay (28/4) thông báo, nước này sẽ trục xuất 7 nhà ngoại giao đến từ các nước Estonia, Latvia, Litva và Slovakia.

Ngày 28-4, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua việc tham gia thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), vốn được 16 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương ký kết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục