Thủ đô Matxcơva của Nga đang chứng kiến những ngày tháng 6 nóng nhất trong vòng 120 năm qua khi nhiệt độ lên đến 34,7 độ C.
|
Người dân tắm mát ở Matxcơva khi nhiệt độ tăng cao.
|
Cơ quan thời tiết Nga Roshydromet cho biết, hôm 21/6 là ngày tháng 6 nóng nhất kể từ năm 1901 mà thủ đô Matxcơva từng ghi nhận khi nhiệt độ lên đến 34,7 độ C.
Roshydromet cũng cho hay, sự gia tăng nhiệt độ khủng khiếp này là do biến đổi khí hậu. Theo dự báo, hai ngày 24 và 25/6 nhiệt độ ở thủ đô của Nga sẽ còn nóng hơn, với nhiệt độ trên 35 độ C - tương đương mức kỷ lục năm 1881.
Marina Makarova, chuyên gia của Roshydromet, cho biết. "Sự gia tăng nhiệt độ tại Matxcơva trong những ngày gần đây là chưa từng có trong 120 năm qua. Điều đó là do biến đổi khí hậu toàn cầu".
Thời tiết nóng bất thường khiến cho cư dân thủ đô nước Nga cảm thấy khó chịu. "Chúng tôi không quen chịu nóng như thế này", Pavel Karrapetyan cư dân Matxcơva nói, cho biết sinh hoạt trong thời tiết nắng nóng rất khó khăn.
Trong khi đó, một số ít người lại háo hức khi chứng kiến cái nóng ở Matxcơva. "Chúng tôi đến từ Siberia. Ở đó rất lạnh, vì vậy thật tuyệt khi được tới Matxcơva", Alexander Shmel cho hay.
Không chỉ Matxcơva, thành phố St.Petersburg cũng ghi nhận thời tiết nắng nóng tháng này, với nhiệt độ 34 độ C, cao nhất từ năm 1998.
Trong những năm gần đây, Nga đã ghi nhận nhiều kỷ lục thời tiết. Tháng 6/2020, nhiệt độ đo được ở Verkhoyansk - một thị trấn ở Siberia, cách thủ đô Matxcơva khoảng 4.800 km về phía đông, là 38 độ C, mức cao nhất từng ghi nhận tại Bắc Cực.
Tuy nhiên, Nga cũng được hưởng lợi từ biến đổi khí hậu. Theo đó, băng tan giúp kéo dài thời gian hoạt động vào mùa hè của tàu bè trên tuyến vận tải đường biển phía bắc của nước này.
Biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Các đợt nắng nóng sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn, ảnh hưởng của chúng cũng lan rộng hơn.
(Theo VTC)
Chính phủ Anh đã chính thức khởi động đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Gia nhập thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới với các nền kinh tế năng động bên ngoài châu Âu được Luân Đôn xác định là cơ hội lớn để thúc đẩy chiến lược đối tác toàn cầu giai đoạn “hậu Brexit”.
Khóa họp lần này có sự tham dự của đại diện 47 nước thành viên và hơn 100 nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva.
Sáng 21/6, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn diễn ra một ngày trước đó.
Nguy cơ xảy ra lũ tại khu vực Đông Bắc và miền Nam của Trung Quốc trở nên hiện hữu khi mực nước của 21 con sông lớn tại các khu vực này đã vượt mức báo động lũ.