Pháp tuyên bố đóng cửa 3 căn cứ quân sự tại Mali

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/7/2021 | 8:05:24 AM

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, nước này sẽ bắt đầu đóng các căn cứ quân sự tại miền bắc Mali vào cuối năm 2021 như động thái nhằm tái cơ cấu sự hiện diện tại vùng Sahel của châu Phi.

Pháp đã hiện diện quân sự tại vùng Sahel của châu Phi từ năm 2013.
Pháp đã hiện diện quân sự tại vùng Sahel của châu Phi từ năm 2013.

Tuyên bố của ông Macron được đưa ra vào hôm 9-7 trong hội nghị thượng đỉnh với 5 quốc gia vùng Sahel bao gồm Burkina Faso, Mali, Niger, Chad và Mauritania, qua đó căn cứ quân sự của Pháp tại Kidal, Tessaliy và Timbuktu của Mali sẽ được đóng.

Việc đóng cửa các căn cứ quân sự sẽ bắt đầu từ cuối năm 2021 và kết thúc vào năm 2022. Cùng với đó, Pháp sẽ rút khoảng 2000 lính khỏi vùng Sahel, giảm từ mức 5100 quân ở thời điểm hiện tại.

Mặc dù vậy, Tổng thống Macron cũng khẳng định rằng, Pháp vẫn có lợi ích trong sự ổn định an ninh tại Sahel và duy trì cam kết của mình theo cách tiếp cận khác.

Pháp đã tiến hành chiến dịch quân sự chống lại khủng bố ở Sahel vào năm 2013 dưới thời cựu Tổng thống Francois Hollande với lý do mối đe dọa từ các phần tử này có thể ảnh hưởng tới an toàn của châu Âu và vùng Tây Phi.

Sự triển khai kéo dài gần 1 thập kỉ qua còn chưa đạt được thành công như dự kiến khi các phần tử khủng bố tại Sahel không có dấu hiệu suy yếu, trong khi sự ủng hộ trong nước cho sự can thiệp quân sự này đã giảm ở mức thấp hơn 50% vào tháng 5-2021.

Vào hôm 10-6, Tổng thống Macron đã tuyên bố chiến dịch Barkhane tại Mauritania, Chad, Niger, Mali và Burkina Faso sẽ bước vào giai đoạn cuối cùng để hướng tới việc Pháp rút binh lính khỏi đây. Ít nhất 50 lính của quốc gia này đã thiệt mạng tại Sahel kể từ năm 2013.

(Theo An ninh thủ đô)

Các tin khác

Tổng thống Joe Biden "bật mí" là các đại diện của Mỹ và Nga có thể gặp nhau vào ngày 16/7 để thảo luận về các vấn đề an ninh mạng.

Ông Joseph Lambert

Thượng viện Haiti đã bầu người đứng đầu cơ quan này trở thành tổng thống lâm thời sau khi Tổng thống Jovenel Moise bị ám sát.

Công nhân tại một nhà máy ở Mỹ.

Theo Tổng thống Joe Biden, sắc lệnh sẽ buộc chính phủ liên bang phải thực thi đầy đủ và tích cực luật chống độc quyền của Mỹ để ngăn ngừa các hành động lạm dụng của các công ty độc quyền.

Hội đồng Bảo an nhất trí gia hạn cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới tới Syria.

15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 9/7 đã bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết 2585 gia hạn cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới tới Syria thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục