Tuần này, Liên minh châu Âu sẽ đi đầu trong việc hành động vì khí hậu với một loạt kế hoạch đầy tham vọng nhằm cắt giảm đáng kể lượng khí thải trong thập kỷ tới.
|
ảnh minh họa
|
Nếu được thông qua, quy hoạch tổng thể về khí hậu nói trên sẽ đưa EU, khối kinh tế lớn thứ ba thế giới, đi đúng hướng để đạt được mục tiêu tới năm 2030 là là giảm 55% lượng khí thải làm Trái đất ấm lên so với mức năm 1990.
27 quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu sẽ đàm phán trong nhiều tháng tới về gói "Fit for 55" được công bố vào ngày 7/7.
Các nền kinh tế lớn khác gồm Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia phát thải hàng đầu thế giới, đã cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 mà theo các nhà khoa học thế giới phải đạt được vào năm 2050 để tránh biến đổi khí hậu gây hậu quả thảm khốc.
EU là nhóm quốc gia đầu tiên với 25 triệu doanh nghiệp và gần 0,5 tỷ người sửa đổi luật pháp để thúc đẩy các lựa chọn xanh hơn trong thập kỷ này .
"Tất cả mọi người đều có một mục tiêu, nhưng việc chuyển mục tiêu này thành các chính sách dẫn đến giảm phát thải thực sự là phần khó nhất", Jos Delbeke, nhà hoạch định chính sách cấp cao, người đã phát triển một số chính sách khí hậu hàng đầu của EU, cho biết.
Đến năm 2019, EU đã cắt giảm 24% lượng khí thải so với mức của năm 1990.
Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất 12 chính sách giảm phát thải liên quan tới năng lượng, công nghiệp, giao thông và hệ thống sưởi của các tòa nhà.
Hoạt động phát thải trong lĩnh vực sản xuất điện của châu Âu đang giảm nhanh, nhưng các lĩnh vực khác đã vẫn chưa được cải thiện. Phát thải từ quá trình ô tô, máy bay và tàu lưu thông chiếm 1/4 tổng lượng phát thải của EU và con số này đang tăng lên. Các tòa nhà cao tầng tạo ra 1/3 lượng khí thải của khối và tương tự như các nhà máy ở châu Âu, nhiều tòa nhà sử dụng nhiệt năng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch.
Dự thảo quy hoạch tổng thể đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích các công ty và người tiêu dùng lựa chọn các biện pháp xanh hơn thay vì các phương án gây ô nhiễm.
Ủy ban châu Âu cam kết sẽ lập ra một quỹ xã hội để hỗ trợ các hộ gia đình có thu nhập thấp khỏi tình trạng tăng chi phí và đang kêu gọi các quốc gia sử dụng quỹ phục hồi COVID-19 trị giá 800 tỷ Euro của EU để giúp người dân cách nhiệt nhà cửa và tạo việc làm trong các ngành công nghệ sạch như năng lượng hydro.
(Theo VTV)
Ngày 13/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines chỉ đạo quân đội điều tra báo cáo từ một hãng công nghệ Mỹ nói rằng hàng trăm tàu Trung Quốc xả chất thải trực tiếp xuống Biển Đông.
Hành trình tìm con của ông Guo Gangtang đã có được cái kết viên mãn sau khi người đàn ông rong ruổi suốt 24 năm trên xe máy, đi tổng cộng nửa triệu km để lần theo các manh mối ít ỏi về con.
Ngày 11/7, cơ quan quản lý kênh đào Suez thông báo doanh thu của kênh đào đạt mức cao kỷ lục trong năm tài chính 2020-2021, bất chấp sự cố tàu chở hàng Ever Given bị mắc cạn hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Liên minh châu Âu đã đồng ý trì hoãn kế hoạch thuế kỹ thuật số lên các công ty công nghệ sau áp lực từ chính quyền Mỹ và trong nỗ lực tạo điều kiện cho một thỏa thuận thuế toàn cầu rộng lớn hơn.