Trái đất ấm lên khiến 83 triệu người có nguy cơ chết vì nhiệt độ cao

  • Cập nhật: Thứ bảy, 31/7/2021 | 6:25:19 AM

Trái đất ấm lên khiến 83 triệu người có nguy cơ chết vì nhiệt độ cao.

Cho đến nay, Trái đất đã ấm lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ảnh: Reuters
Cho đến nay, Trái đất đã ấm lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ảnh: Reuters

Công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 29/7, Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia đã giới thiệu một tham số mới để giúp các công ty và chính phủ đánh giá thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Phép đo lường mang tên "chi phí tử vong của carbon" có thể khiến những bên đang gây ô nhiễm xem xét lại hành động của họ. 

Ông Daniel Bressler tại Đại học Colombia cho biết: "Dựa trên quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ, phép tính này chỉ rõ có bao nhiêu sinh mạng sẽ bị tước đi hoặc được cứu sống”. 

Áp dụng mô hình do nhà kinh tế khí hậu kiêm người đạt giải Nobel William Nordhaus phát triển, ông Bressler đã tính toán số ca tử vong trực tiếp vì nắng nóng có liên quan đến tình trạng nóng lên trên toàn cầu hiện nay.

Tính toán của ông không bao gồm số người có thể chết vì nước biển dâng, siêu bão, mất mùa hoặc thay đổi mô hình dịch bệnh bị ảnh hưởng từ sự ấm lên của khí quyển. Điều đó có nghĩa là con số 83 triệu người chết - xấp xỉ số người thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai - vẫn có thể là một đánh giá thiếu sót. 

Cứ mỗi 4.434 tấn carbon xả vào khí quyển Trái đất trong năm 2020 sẽ khiến 1 người mất mạng trong thế kỷ này, dựa trên các tính toán cho thấy hành tinh của chúng ta sẽ tăng thêm 4,1 độ C vào năm 2100.

Cho đến nay, Trái đất đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Khối lượng khí ô nhiễm thải ra trong suốt cuộc đời của trung bình 3 công dân Mỹ bị cho là sẽ góp phần gây ra cái chết của 1 người khác. Ông Daniel Bressler cho biết tỷ lệ tử vong cao nhất dự kiến xảy ra tại các khu vực nóng nhất và nghèo nhất trên Trái đất như châu Phi, Trung Đông và Nam Á.

Tham số mới trên có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách thức các nền kinh tế tính toán cái gọi là chi phí xã hội của carbon, trong đó chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ở mức 51USD/tấn hồi tháng 2. 

Tuy nhiên, nghiên cứu của ông Bressler đưa ra cho thấy chi phí xã hội của carbon nên cao hơn nhiều lần, tức gần 258USD/tấn, nếu các nền kinh tế thế giới muốn giảm tỷ lệ tử vong do sự nóng lên toàn cầu. Giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình lên 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này, so với mức giảm khí thải khiêm tốn như hiện nay có thể làm ấm hành tinh 3,4 độ C, có thể cứu 74 triệu người khỏi cái chết vì nắng nóng.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (phải) tại cuộc gặp với đồng cấp người Mỹ Lloyd Austin ở Manila hôm 30/7.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã rút lại quyết định về ngừng thực thi một thỏa thuận quân sự then chốt với Mỹ, đồng thời cho phép quân đội hai nước nối lại hoạt động diễn tập quy mô lớn.

Ảnh minh họa

Hội nghị bộ trưởng văn hóa đầu tiên của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được tổ chức tại Rome trong các ngày 29-30/7, với sự tham dự của các Bộ trưởng G20.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân bị chôn vùi sau một trận lũ quét tại Charikar, tỉnh Parwan, Afghanistan năm 2020.

Chiến dịch cứu hộ đang được triển khai nhằm tìm kiếm những người mất tích sau khi mưa xối xả làm ngập nhiều điểm tại huyện Kamdesh ở tỉnh Nuristan.

Vị trí xảy ra động đất ngoài khơi bang Alaska của Mỹ.

Cảnh báo sóng thần được ban bố sau trận động đất 8,2 độ ở độ sâu 46,7 km ngoài khơi bán đảo Alaska của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục