Ngày 1/8, Myanmar đã thành lập chính phủ tạm quyền theo sắc lệnh của Hội đồng điều hành nhà nước (SAC).
|
Chủ tịch SAC, Thống tướng Min Aung Hlaing.
|
Chính phủ mới của Myanmar sẽ do Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing, làm Thủ tướng và Phó Thống tướng Soe Win làm Phó Thủ tướng. Chính phủ tạm quyền mới gồm các Bộ trưởng liên bang, Tổng chưởng lý liên bang, Thư ký thường trực của Văn phòng chính phủ tạm quyền.
Theo Chủ tịch SAC, Thống tướng Min Aung Hlaing, dự kiến nước này sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử mới vào nửa cuối năm 2023 sau khi thực hiện công tác chuẩn bị trong 6 tháng vào tháng 8/2023. Đồng thời, ông Min khẳng định tổ chức bầu cử đa đảng và Chính phủ mới của Myanmar sẵn sàng hợp tác với bất kỳ đặc phái viên nào đến từ ASEAN.
The Scoop, trang tin tức độc lập ở Brunei, dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei, ông Erywan bin Pehin Yusof, cho biết, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ASEAN sẽ họp dưới hình thức trực tuyến vào ngày 2/8 để hoàn tất việc lựa chọn một đặc phái viên về Myanmar có nhiệm vụ thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền và phe đối lập tại nước này.
Khi được yêu cầu bình luận về những tin tức chưa được xác nhận rằng ông sẽ được bổ nhiệm làm đặc phái viên của ASEAN, ông Erywan bin Pehin Yusof cho biết, ông là một trong 4 ứng cử viên tiềm năng được đề cử cho vai trò này cùng với những ứng cử viên do Indonesia, Thái Lan và Malaysia đề cử.
Theo ông Erywan, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc ai sẽ là phái viên về Myanmar và vẫn cần có sự đồng thuận của tất cả các nước ASEAN, bao gồm cả Myanmar.
Myanmar rơi vào tình trạng khủng hoảng kể từ ngày 1/2/2021, sau khi quân đội nước này bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) vì cáo buộc gian lận bầu cử và lên nắm quyền. Sau khi tạm nắm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Ngày 26/7 vừa qua, chính quyền quân sự đã hủy kết quả cuộc bầu cử năm 2020, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng.
ASEAN đang dẫn đầu nỗ lực ngoại giao để giải quyết khủng hoảng tại Myanmar.
(Theo VTV)
Ấn Độ và Trung Quốc hiện có hai đường dây nóng quân sự ở Đông Ladakh (Chushul và Daulat Beg Oldi), cùng những đường dây nóng khác.
Patrick Cronin, Chủ tịch Ủy ban An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson cho rằng: “Trước sự phát triển nhanh chóng của sức mạnh quân sự Trung Quốc gần đây, thực sự có một cuộc chạy đua tên lửa đang diễn ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Lệnh trừng phạt của EU sẽ nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có hành vi ảnh hưởng đến tiến trình chính trị dân chủ như liên tục cản trở việc thành lập chính phủ hoặc tổ chức các cuộc bầu cử.
Theo Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine, hầu hết những người bị thương cần được điều trị do hơi cay, trong khi 7 người Palestine bị thương do đạn thật và khoảng 70 người là do đạn cao su.