Nga tuyên bố Crimea không phải là vấn đề, Tổng thống Ukraine nhận định vô nghĩa về Dòng chảy phương Bắc 2

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/9/2021 | 7:45:31 AM

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya 1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã nói về quan hệ Nga-Ukraine và kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với người đồng cấp Mỹ Joe Biden hồi tuần trước.

Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nói rằng, tình trạng của Crimea không thể được coi là một vấn đề trong chương trình nghị sự nếu diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Ukraine. (Nguồn: TASS)
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov nói rằng, tình trạng của Crimea không thể được coi là một vấn đề trong chương trình nghị sự nếu diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Ukraine. (Nguồn: TASS)

Theo ông Peskov, tình trạng của bán đảo Crimea không thể được coi là một vấn đề trong chương trình nghị sự nếu diễn ra cuộc gặp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky.

Người phát ngôn Điện Kremlin cho hay: "Với Nga, không hề tồn tại 'vấn đề Crimea', trong khi đó, chúng tôi được Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, ông Zelensky muốn thảo luận về Crimea" và đây là lý do tại sao không có tiến bộ nào cho khả năng diễn ra một cuộc gặp.

Ông Peskov cũng lưu ý, Nga đã tái khẳng định sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Ukraine: "Tổng thống Putin đã khẳng định rõ rằng, tình trạng tồi tệ hiện nay của quan hệ Nga-Ukraine là không thể chấp nhận được và tình hình phải được chấn chỉnh cũng như ông sẵn sàng gặp gỡ. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy được ý chí chính trị chung từ phía Kiev".

Về phát biểu của ông Zelensky rằng, Dòng chảy phương Bắc 2 gây ra mối đe dọa đáng kể đối với châu Âu, quan chức Điện Kremlin nhận định: "Điều này là vô nghĩa. Ngược lại, việc xây dựng đường ống này là một đóng góp vào việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu".

Liên quan việc Ukraine kiên trì muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và việc Mỹ sẵn sàng thảo luận về vấn đề này, ông Peskov cho rằng, đây là "một mối đe dọa tức thời" với Moscow.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin: "Đó là sự mở rộng tiềm năng của cơ sở hạ tầng quân sự của NATO về phía biên giới của Nga".

Hồi tuần trước, trong cuộc gặp thượng đỉnh Biden-Zelensky tại Nhà Trắng, Mỹ khẳng định ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, ủng hộ chủ quyền của quốc gia Đông Âu này, bao gồm Crimea cũng như cam kết đảm bảo về vấn đề năng lượng cho Kiev trong bối cảnh nước này lo ngại Dòng chảy phương Bắc 2.

(Theo baoquocte.vn)

Các tin khác
Các lực lượng vũ trang Guinea phong tỏa khu phố Kaloum tại thủ đô Conakry.

Quân đội Guinea hôm 5/9 tuyên bố đảo chính, bắt Tổng thống Alpha Conde và giải tán chính phủ.

Tưởng nhớ các nạn nhân trước lễ tưởng niệm 20 năm sau vụ khủng bố 11/9. (Nguồn: Reuters)

Bảo tàng Tribute 11/9 tận dụng trải nghiệm thực tế của những người sống sót sau khi những kẻ khủng bố đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới để truyền dạy lịch sử một cách sinh động nhất.

Không tặc dùng máy bay mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao thẳng vào tòa tháp thứ 2 của Trung tâm Thương mại thế giới ở New York, Mỹ ngày 11/9/2001. Ảnh: AP

Nhà Trắng thông báo sẽ bắt đầu giải mật tài liệu liên quan các vụ tấn công khủng bố Mỹ ngày 11/9/2001 và công bố chúng trước cuối năm nay theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, nhân kỷ niệm 20 năm thảm kịch.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Ảnh: Bangkok Post

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và năm bộ trưởng trong nội các đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được tổ chức hôm 4/9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục