Núi lửa phun trào, Tây Ban Nha sơ tán hàng nghìn người dân trên đảo

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2021 | 7:07:48 AM

Nằm ở phía Nam đảo Palma thuộc quần đảo Canary, Teneguia đã phun trào 2 lần trong thế kỷ 20, lần đầu tiên vào năm 1949 và lần thứ hai vào năm 1971.

Núi lửa ở công viên Cumbre Vieja phun trào tạo một cột khói, tro bụi và dung nham. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Núi lửa ở công viên Cumbre Vieja phun trào tạo một cột khói, tro bụi và dung nham. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Núi lửa ở công viên Cumbre Vieja trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha ngày 19/9 đã phun trào, gây ra cột tro bụi cao.

Hiện công tác sơ tán đã được tiến hành trên đảo La Palma - nơi đang có khoảng 80.000 người sinh sống.

Thông báo trên Twitter, chính quyền địa phương cho biết: "Núi lửa đã bắt đầu phun trào ở khu vực Cabeza de Vaca tại El Paso".

Hoạt động sơ tán đã được triển khai với việc đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm 1.000 người sống gần nơi núi lửa đang hoạt động.

Ngoài ra, hàng chục khu vực khác cũng được đặt trong tình trạng cảnh báo cao nhất và các khu vực tạm trú đã được xây dựng trên đảo.

Chính quyền địa phương cảnh báo: "Người dân cần phải cực kỳ cẩn trọng và tránh những khu vực núi lửa ảnh hưởng."

Trong khi đó, người đứng đầu vùng Canaries, ông Angel Victor Torres, cho biết chưa ghi nhận bất cứ trường hợp thương vong nào kể từ khi núi lửa phun trào.

Cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết ông sẽ tới hiện trường để "đánh giá tình hình."

Thông báo cho biết: "Dựa vào những diễn biến mới nhất trên đảo La Palma, Thủ tướng đã tạm hoãn chuyến công du tới New York trong ngày hôm nay để tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc."

Trong diễn biến khác có liên quan, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết 200 nhân viên an ninh đã được huy động tới khu vực bị ảnh hưởng bởi núi lửa để hỗ trợ công tác sơ tán.

Nằm ở phía Nam đảo Palma thuộc quần đảo Canary, Teneguia đã phun trào 2 lần trong thế kỷ 20, lần đầu tiên vào năm 1949 và lần thứ hai vào năm 1971.

Trước đó, ngày 14/9, giới chức Tây Ban Nha đã đưa ra cảnh báo vàng, mức thứ 2 trên thang cảnh báo 4 cấp, trên đảo Palma về nguy cơ núi lửa phun trào.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: Reuters

Phát biểu trước báo giới ngày 18/9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh, Pháp đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Mỹ và Australia.

Bà Angela Merkel cuối cùng cũng được nghỉ hưu sau 16 năm lãnh đạo nước Đức.

Vào ngày 26-9 tới, người Đức sẽ bỏ phiếu trong một cuộc tổng tuyển cử để bầu Thủ tướng mới, kết thúc kỷ nguyên 16 năm lãnh đạo của bà Angela Merkel. Vị nữ lãnh đạo lâu nhất trong thế giới các nước phát triển này đã có một sự nghiệp đáng nể, đạt được những thành công được cả trong và ngoài nước ghi nhận.

Ngoại trưởng Hà Lan Sigrid Kaag từ chức để chịu trách nhiệm cho chính sách thiếu hiệu quả của chính phủ về tình hình Afghanistan.

Ngoại trưởng Hà Lan Sigrid Kaag ngày 16-9 đã đệ đơn từ chức lên Nhà vua nước này sau khi bị Quốc hội khiển trách về cách thức xử lý đối với cuộc khủng hoảng sơ tán người khỏi Afghanistan. Đây là quan chức phương Tây đầu tiên mất chức vì những hỗn loạn tại “điểm nóng” Afghanistan.

Bộ trưởng Các vấn đề EU của Pháp Clement Beaune. Ảnh: AP

Lời kêu gọi trên của quan chức Pháp được đưa ra trong bối cảnh Australia rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 90 tỷ USD với một công ty của nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục