Kỷ niệm 25 năm ngày mở ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/9/2021 | 7:44:59 AM

Ngày 27/9 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã họp kỷ niệm 25 năm ngày mở ký Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).

CTBT được mở ký từ ngày 10/9/1996, hiện đã có 185 nước ký, trong đó có 170 nước phê chuẩn.
CTBT được mở ký từ ngày 10/9/1996, hiện đã có 185 nước ký, trong đó có 170 nước phê chuẩn.

Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký LHQ, Đại diện Cấp cao về Giải trừ quân bị Izumi Nakamitsu, Giám đốc Điều hành Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) Robert Floyd, đại diện của các nước Hội đồng Bảo an, các đại diện của Italia và Nam Phi là đồng Chủ tọa Hội nghị Điều XIV năm 2021 về thúc đẩy CTBT có hiệu lực.

Các báo cáo viên và hầu hết đại diện các nước nhấn mạnh thử hạt nhân, vũ khí hạt nhân sẽ tiếp tục là các nguy cơ về hủy diệt nhân loại, thảm họa về môi trường và sinh thái. Cạnh tranh địa chính trị, vũ khí chiến lược, sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện đại hóa các kho vũ khí hạt nhân tiếp tục tạo các thách thức mới về cấm thử hạt nhân. CTBT là bộ phận quan trọng trong cơ chế chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân. Tuy CTBT chưa có hiệu lực nhưng từ khi CTBT được mở ký chỉ còn một vài vụ thử hạt nhân so với tổng trên 2000 vụ trước đây.

CTBTO cùng Cơ chế Kiểm chứng, trong đó có hệ thống Quan trắc quốc tế (IMS) và Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC), đóng vai trò quan trọng giúp giám sát, kiểm chứng các vụ thử, đồng thời góp phần giúp các nước có thông tin quan trắc về cảnh báo sóng thần, biến đổi khí hậu. Nhân dịp kỷ niệm 25 ngày ký CTBT, nhiều phát biểu kêu gọi các nước chưa ký, phê chuẩn CTBT, đặc biệt là 8 nước còn lại trong Phụ lục 2 của CTBT, cần sớm tham gia ký, phê chuẩn để CTBT có hiệu lực.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh những thành tựu đạt được về CTBT là nhờ các cam kết, nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về cấm thử, chống phổ biến và giải trừ quân bị hạt nhân. Tuy đã có các cam kết không thử hạt nhân nhưng việc CTBT chưa có hiệu lực sẽ vẫn để ngỏ khả năng về thử hạt nhân. Vì lợi ích chung của nhân loại và các thế hệ mai sau, các nước chưa ký, phê chuẩn CTBT, đặc biệt là các nước còn lại trong Phụ lục 2 của CTBT cần ký, phê chuẩn sớm để CTBT có hiệu lực.

Đại sứ tái khẳng định chính sách của Việt Nam về không phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh Việt Nam đã tham gia, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, trong đó có NPT, CTBT, Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TNPW) và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng, HĐBA LHQ. Đại sứ cũng khẳng định quyền của các nước về nghiên cứu, phát triển, sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình và kêu gọi sử dụng các cơ sở dữ liệu của CTBTO về thực hiện chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ông Olaf Scholz. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Ứng cử viên Olaf Scholz của đảng SPD tuyên bố: "Các cử tri đã nêu rõ quan điểm của mình và lựa chọn ai sẽ là người thành lập chính phủ tiếp theo. Họ đã ủng hộ ba đảng - SPD, đảng Xanh và FDP".

Cử tri bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu cử ở Berlin (Đức), ngày 26/9/2021. Ảnh: THX

Đảng Dân chủ xã hội (SPD) cánh tả của Đức sẽ bắt đầu đàm phán để thành lập liên minh cầm quyền sau khi kết quả sơ bộ cho thấy đảng này giành chiến thắng sít sao sau cuộc tổng tuyển cử ngày 26/9.

Quang cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo ngày 30/9 tới cơ quan này sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng, trị giá 1.000 tỷ USD, được Thượng viện thông qua trong tháng trước, nhằm hỗ trợ kinh phí cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hành khách xuống máy bay tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul.

Trong nỗ lực mở cửa lại đất nước, ngày 26/9, lực lượng Taliban tại Afghanistan đã đề nghị các hãng hàng không nối lại những chuyến bay quốc tế tới thủ đô Kabul.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục