Ngày 8/10, Hàn Quốc cho biết nước này có kế hoạch thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn với các công ty công nghệ sinh học của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á này đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất vaccine của thế giới vào năm 2025.
|
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Gwangju, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu
|
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MTIE) Yeo Han-koo sẽ gặp Ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của EU Thierry Breton tại Hội nghị bàn tròn về kinh doanh vaccine toàn cầu Hàn Quốc-EU tại Brussels (Bỉ) vào chiều 8/10. Các quan chức đến từ 14 công ty công nghệ sinh học lớn của cả Hàn Quốc và EU, trong đó có SK Bioscience Co. và Lonza Group AG, cũng sẽ tham dự sự kiện này. Theo MTIE, các công ty dược phẩm của Hàn Quốc và EU sẽ trao đổi ý kiến về các biện pháp nhằm giảm bớt sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất vaccine trên toàn cầu.
Hàn Quốc và EU cũng có kế hoạch ký biên bản ghi nhớ bên lề cuộc họp nhằm thúc đẩy trao đổi công nghệ bào chế vaccine.
Trong một tuyên bố, MTIE cho biết: "Thỏa thuận sẽ cho phép các công ty Hàn Quốc đầu tư vào các công ty nắm giữ các công nghệ tiên tiến của EU và phát triển các nguyên liệu mới để sản xuất vaccine".
Hồi tháng 8, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.200 tỷ won (khoảng 1,8 tỷ USD) đến năm 2025 để trở thành một "trung tâm vaccine" toàn cầu và sản xuất lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên do nước này tự phát triển trong nửa đầu năm tới. Để thực hiện kế hoạch này, Hàn Quốc cũng tìm kiếm các mối quan hệ sâu sắc hơn với các hãng dược phẩm trên thế giới.
*Bộ Y tế Malaysia ngày 8/10 cho biết đã cấp phép có điều kiện đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BionTech làm mũi tiêm tăng cường.
Theo đó, mũi vaccine của hãng Pfizer/BionTech tăn cường chỉ được phép áp dụng đối với người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, và được tiêm ít nhất sau 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ hai.
Trước đó, giới chức Malaysia cho biết việc tiêm mũi tăng cường sẽ không bắt buộc nhưng đặc biệt khuyến nghị sử dụng đối với những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao. Việc kết hợp các loại vaccine khác nhau cũng sẽ được phép áp dụng với mũi tiêm tăng cường.
Ngoài vaccine của hãng Pfizer, Malaysia cũng đang sử dụng các loại vaccine phòng COVID-19 của các hãng AstraZeneca (Anh), Sinovac và CanSino Biologics (Trung Quốc) trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia.
Đến nay, khoảng 64% trong tổng số 32 triệu dân của Malaysia đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, trong đó người lớn chiếm 89%.
(Theo Tin tức)
Giải thưởng Nobel Văn học năm 2021 được trao cho tiểu thuyết gia người Tanzania, Abdulrazak Gurnah. Anders Olsson, Chủ tịch Ủy ban Nobel Văn học, gọi ông là “một trong những nhà văn thời hậu thuộc địa nổi bật nhất thế giới”.
Trận động đất mạnh 5,9 độ đã làm rung chuyển khu vực Tokyo vào tối 7/10, khiến hơn 20 người bị thương, nhiều hành khách bị mắc kẹt trong bối cảnh giao thông bị gián đoạn.
Trong một bước đi mang tính lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt vắc xin sốt rét đầu tiên trên thế giới mang tên RTS,S (còn được gọi là Mosquirix) do hãng dược của Anh - GlaxoSmithKline phát triển.
Sáng nay 7-10 tại Pakistan, giới chức nước này thông báo về trận động đất 5,7 độ richter đã làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương, trong đó nhiều người bị thương nặng.