Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, có 4 nước phản đối

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/10/2021 | 2:21:34 PM

Ngày 27-10, Ủy ban giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua dự thảo nghị quyết do Nhật Bản đề xuất, theo đó kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Có 152 quốc gia ủng hộ nghị quyết kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Có 152 quốc gia ủng hộ nghị quyết kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Theo Hãng tin Kyodo, dự thảo nghị quyết nói trên gây ra phản ứng chia rẽ từ 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ).

Trong cuộc bỏ phiếu, 152 quốc gia ủng hộ nghị quyết, 4 nước phản đối (Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Syria), 30 nước bỏ phiếu trắng. Số quốc gia bỏ phiếu ủng hộ đã tăng 13 nước so với năm ngoái. 

Trong số 5 quốc gia hạt nhân lớn, Anh, Pháp và Mỹ ủng hộ nghị quyết trên. Năm ngoái, Pháp bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết tương tự.

Văn kiện này dự kiến được thông qua chính thức tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 12 tới.

"Nghị quyết này là một trong những biện pháp cụ thể để hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Nghị quyết cung cấp nền tảng chung mà tất cả các nước có thể làm việc cùng nhau và do đó thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân" - Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết.

Nghị quyết nói trên không đề cập đến Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vừa có hiệu lực hồi tháng 1-2021. 

Nghị quyết ghi nhận "có những cách tiếp cận khác nhau đối với việc hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân và xây dựng lòng tin giữa tất cả các quốc gia là điều thiết yếu để đạt mục tiêu này".

Tài liệu đã đưa vào từ "thừa nhận" để chỉ "những hậu quả nhân đạo thảm khốc do sử dụng vũ khí hạt nhân". Trước đó, một nghị quyết tương tự vào năm 2020 cũng sử dụng từ "thừa nhận" khi đề cập vấn đề này, yếu hơn so với cụm "quan ngại sâu sắc" đưa ra năm 2019.

(Theo TTO)

Các tin khác
Tấm biển báo nhìn từ phía bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ ở khu vực biên giới với Trung Quốc.

Ngày 27/10, Bộ Ngoại giao Ấn Độ bày tỏ quan ngại về luật mới mà Trung Quốc thông qua tuần trước để tăng cường bảo vệ biên giới, trong bối cảnh hai cường quốc châu Á vẫn đối đầu trên vùng núi Himalaya.

Ngày 27/10, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) cho biết, bắt đầu từ tháng 11 tới, các sân bay thuộc các tỉnh thành trên cả nước sẽ tái khởi động các chuyến bay quốc tế trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng cao.

Một công nhân đang kiểm tra thiết bị tại trạm máy nén Slavyanskaya, điểm khởi đầu của Dòng chảy phương Bắc 2.

Tổng thống Nga Putin nói rằng Gazprom có thể tăng nguồn cung cấp qua hệ thống Dòng chảy phương Bắc 2, giúp châu Âu hạ nhiệt giá khí đốt đang tăng vọt hiện nay. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu vẫn chưa sẵn sàng phê duyệt dự án này.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu

Trong nỗ lực nhanh chóng mở cửa trở lại đất nước đón dòng du khách quốc tế, Campuchia sẽ chính thức triển khai “cơ chế hộp cát” (mô hình thử nghiệm mở cửa du lịch) cho phép các tour miễn cách ly đối với những du khách quốc tế đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 được phép tới Sihanoukville, đảo Koh Rong và khu nghỉ dưỡng Dara Sakor Resort ở tỉnh Koh Kong từ ngày 30/11 tới. Đây là những khu du lịch trọng điểm vùng duyên hải phía Nam Campuchia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục