Tuyên bố khẳng định, chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine.
|
Các quan chức G7 lên tiếng cảnh báo Nga nếu tấn công Ukraine.
|
Hôm qua (19/2) Ngoại trưởng Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) đã tổ chức cuộc họp khẩn và đưa ra tuyên bố chung về vấn đề Nga-Ukraine, trong đó khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine.
Tuyên bố chung đưa ra gồm 10 điểm, trong đó nhấn mạnh, Ngoại trưởng các nước G7 và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu vẫn quan ngại sâu sắc về việc Nga tập trung lực lượng quân sự gần biên giới Ukraine, coi đây là một thách thức đối với an ninh toàn cầu và trật tự quốc tế.
Ngoại trưởng các nước G7 kêu gọi Nga chọn con đường ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, rút các lực lượng quân sự khỏi khu vực biên giới của Ukraine và tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế, bao gồm giảm thiểu rủi ro và minh bạch hóa các hoạt động quân sự.
Ghi nhận việc Nga sẵn sàng can dự về mặt ngoại giao, phía G7 cam kết trong việc theo đuổi đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm, chẳng hạn như an ninh châu Âu, giảm thiểu rủi ro, minh bạch, xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí. Tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ngoại giao thông qua Đối thoại ổn định chiến lược Mỹ-Nga, Hội đồng NATO-Nga và OSCE.
Mọi đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia, đều đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho trật tự quốc tế. Các nước G7 sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp ngoại giao để giải quyết các lo ngại an ninh chính đáng, Nga nên chắc chắn rằng bất kỳ hành động xâm lược quân sự nào nữa nhằm vào Ukraine sẽ gây ra những hậu quả lớn, bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Tái khẳng định tình đoàn kết đối với người dân Ukraine, cam kết kiên định đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine. Ghi nhận sự kiềm chế của Ukraine khi đối mặt với những hành động khiêu khích và cam kết tuân thủ Thỏa thuận Minsk. Đồng thời kêu gọi Nga nắm bắt đề xuất của Ukraine, giảm leo thang và thực hiện các cam kết của mình trong việc thực hiện Thỏa thuận Minsk./.
(Theo VOV)
Indonesia đã chính thức ban hành Luật thủ đô nhà nước trở thành khung chính sách cho việc di dời thủ đô từ đảo Java đông dân cư sang đảo Kalimantan, nằm ở ngay chính giữa quốc gia vạn đảo.
Bộ Ngoại giao Anh thông báo đang di chuyển đại sứ quán khỏi thủ đô Kiev tới thành phố miền tây Ukraine, đồng thời khuyến cáo công dân về nước.
Hàng loạt vụ nổ lớn xảy ra ngày 18/2 ở Donetsk và Lugansk, khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine, làm dấy lên nguy cơ xung đột toàn diện giữa phe ly khai và quân đội Ukraine.
Phần lớn những người mất tích là do bị vùi lấp ở khu ổ chuột Morro da Oficina, nơi bị sạt lở đất nghiêm trọng nhất trong thảm họa thiên nhiên kinh hoàng vừa qua.