Nga thông tin thêm về việc triển khai lực lượng tới miền Đông Ukraine

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 7:41:05 AM

Theo sắc lệnh được ký bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin và công bố trong ngày 21/2, Nga có quyền xây dựng căn cứ quân sự tại hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền Đông Ukraine.

Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung Zapad-2021 tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông.
Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung Zapad-2021 tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông.

Reuters đưa tin theo sắc lệnh được ký bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin và công bố trong ngày 21/2, Nga có quyền xây dựng căn cứ quân sự tại hai vùng lãnh thổ ly khai ở Ukraine dựa theo thỏa thuận mới với thủ lĩnh của các nhóm ly khai này.

Ngoài ra, Nga và hai vùng ly khai cũng có kế hoạch ký các thỏa thuận khác về hợp tác quân sự và bảo vệ biên giới. Đây là nội dung trong dự thảo luật sẽ được Hạ viện Nga xem xét trong ngày 22/2.

Trước đó, hãng tin TASS của Nga đưa tin rạng sáng 22/2 theo giờ Hà Nội, Nga đã công nhận nền độc lập, đồng thời ký kết các hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ với hai nước cộng hòa tự xưng Donestk (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine.

Nhiều nước trên thế giới đã ngay lập tức có phản ứng trước bước đi của Nga.

Phản ứng trước bước đi của Nga, Nhà Trắng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt mới về thương mại và tài chính đối với hai vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định công nhận độc lập.

Tuyên bố của Nhà Trắng nhấn mạnh Tổng thống Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp "cấm người Mỹ thực hiện các hoạt động đầu tư, thương mại và tài chính mới đến hoặc từ hai vùng lãnh thổ này."

Theo Nhà Trắng, sắc lệnh hành pháp này cũng sẽ cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ cá nhân nào hoạt động trong các lĩnh vực thương mại và tài chính.

Nhà Trắng cho biết sẽ sớm công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung liên quan đến "sự vi phạm các cam kết quốc tế của Nga hiện nay."

Các nước như Đức, Anh, Gruzia, Romania, Áo, Moldova cũng đã ngay lập tức phản đối quyết định của Nga. Theo Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, bước đi của Nga đã làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao và xâm phạm chủ quyền của Ukraine.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đánh giá quyết định của Nga đã "xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cùng ngày bày tỏ quan ngại về quyết định của Nga, đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine phù hợp với các thỏa thuận Minsk được Nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Phiên họp của Quốc hội Iran.

Ngày 20/2, trong lá thư gửi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, 250/290 nghị sĩ Quốc hội Iran đề nghị Mỹ và các nước châu Âu cần bảo đảm sẽ không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) sau khi văn kiện này được khôi phục và sẽ không kích hoạt cơ chế cho phép lập tức áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt nếu Tehran vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận.

Tiệm vàng trong chợ Khan el-Khalili ở thủ đô Cairo, phần phố cổ của Ai Cập.

"Thành phố vàng" sẽ gồm có 400 xưởng sản xuất vàng, 150 xưởng dạy nghề và một trường đào tạo về nghề chế tác vàng và trang sức.

Xe tăng Nga trong cuộc tập trận ở Belarus ngày 19/2 trong bối cảnh phương Tây gia tăng cảnh báo về cuộc tấn công tiềm tàng của Moskva nhằm vào Ukraine.

Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã cảnh báo công dân Mỹ về các "cuộc tấn công" tiềm tàng ở Moskva và St.Petersburg, đồng thời khuyến cáo họ chuẩn bị sơ tán.

Israel từ 1/3 bắt đầu cho phép nhập cảnh đối với tất cả khách du lịch, bất kể họ đã được chủng ngừa COVID-19 hay chưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục