Nga tuyên bố sẽ phóng tên lửa Rokot-M vào năm 2024

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/5/2022 | 12:48:11 PM

Nga tuyên bố đã lên kế hoạch thực hiện vụ phóng tên lửa Rokot-M đầu tiên từ Sân bay vũ trụ Plesetsk của nước này vào năm 2024.

Theo hãng thông tấn TASS, ông Alexey Varochko – Giám đốc điều hành Trung tâm Vũ trụ Khrunichev, nhà phát triển tên lửa hàng đầu của Nga – đã xác nhận thông tin trên vào hôm 4/5.

"Chúng tôi đang lên kế hoạch phóng tên lửa Rokot-M vào năm 2024”, ông Varochko nói. Ông cho biết ban đầu, trung tâm dự định phóng tên lửa đẩy này từ tàu sân bay nâng cấp, với hệ thống điều khiển của Nga vào năm 2022.

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra chi tiết, các chuyên gia kết luận rằng nên nâng cấp thiết bị trên tàu sân bay. "Chúng tôi phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến thiết bị mặt đất. Chúng tôi cũng đưa ra một số quyết định liên quan đến hệ thống điều khiển, cụ thể là loại bỏ hệ thống đã lỗi thời hiện nay và thay thế bằng thiết bị mới nhất”, ông cho hay.

Năm 2018, Trung tâm Vũ trụ Khrunichev thông báo rằng họ đang tiến hành chế tạo tên lửa Rokot-2 với hệ thống điều khiển mới, thay thế các thiết bị của Ukraine được lắp đặt trên các phương tiện phóng Rokot.

Tên lửa đẩy hạng nhẹ Rokot có nguồn gốc từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-18 theo chương trình chuyển đổi khí tài quân sự thành sản phẩm dân dụng.

Vụ phóng tên lửa Rokot đầu tiên diễn ra từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền bắc nước Nga vào năm 2000. Tổng cộng, Trung tâm Vũ trụ Khrunichev đã sản xuất và phóng hơn 30 tên lửa với hệ thống điều khiển của Ukraine trong khuôn khổ dự án Rokot.

Lần phóng Rokot mới đây nhất diễn ra tại sân bay vũ trụ Plesetsk vào ngày 27/12/2019, mang theo vệ tinh liên lạc Gonets-M và phương tiện vũ trụ quân sự vào quỹ đạo.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Ukraine "chưa từ bỏ" ý định gia nhập NATO, Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna tuyên bố, đồng thời chỉ trích "sự ngần ngại" của liên minh này.

Đức và Ấn Độ ra tuyên bố chung kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông. Trong ảnh: Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại họp báo sau cuộc tham vấn chính phủ Ấn-Đức ở Berlin, ngày 2/5.

Trong tuyên bố chung ngày 2/5, Đức và Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thống nhất, trong đó thừa nhận vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ông Melenchon đang có tham vọng trở thành Thủ tướng Pháp. (Ảnh: Le Monde)

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 6 tới, đảng thiên tả “Nước Pháp bất khuất” (LFI) hôm 2/5 ký thỏa thuận lịch sử hình thành liên minh với mục tiêu hạn chế quyền lực của Tổng thống Emmanuel Macron.

Hiện trường một vụ đánh bom ở Kabul, Afghanistan. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Hàng loạt vụ đánh bom ở Afghanistan thời gian gần đây đã đặt ra những thách thức an ninh kể từ khi Taliban lên nắm chính quyền vào tháng 8-2021. Một báo cáo của Liên hiệp quốc vào tháng 4 cho thấy, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chủ mưu hơn 80% các cuộc tấn công kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục