Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Séc cho rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần đoàn kết và hành động thống nhất trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay.
|
Đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức.
|
Ngày 11/7, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Séc Jozef Sikela và Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức Robert Habeck đã ký thỏa thuận về an ninh năng lượng, trong đó nhất trí hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp nguồn cung khí đốt bị ngắt.
Phát biểu sau lễ ký tại Prague, Bộ trưởng Sikela cho rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cần đoàn kết và hành động thống nhất trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Theo ông, Séc và Đức thường xuyên liên lạc, chia sẻ quan điểm tương đồng về cách xử lý trong trường hợp nguồn cung khí đốt bị ngắt. Ông khẳng định các bước đi cụ thể đã được chuẩn bị sẵn sàng, song không cho biết thêm chi tiết.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức Habeck kêu gọi các quốc gia EU khác ký kết các thỏa thuận tương tự. Theo ông, sự đoàn kết của châu Âu là chìa khóa giúp thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Quan chức Đức thừa nhận Berlin từng hướng tới Nga trong lĩnh vực cung cấp khí đốt nhưng đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới.
Theo Bộ trưởng Habeck, Đức đang xây dựng 2 cơ sở ven biển để tiếp nhận khí đốt hóa lỏng (LNG).
Trước đó, Nga thông báo từ ngày 11-21/7 sẽ tiến hành bảo trì thường niên đối với tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1. Đây là tuyến đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua Biển Baltic.
Bộ trưởng Sikela tuyên bố không loại trừ khả năng công việc bảo trì có thể khiến việc cung cấp khí đốt qua tuyến đường ống này bị ngừng hoàn toàn. Ông cho biết thêm lượng dự trữ khí đốt của Séc hiện đạt 75%.
(Theo Vietnam+)
Đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập cực tả khởi xướng chỉ nhận được 146 phiếu ủng hộ trong tổng số 577 nghị sỹ tại Hạ viện Pháp, sau gần 3 giờ đồng hồ tranh luận.
Tân thủ tướng Anh sẽ được công bố vào ngày 5/9, sau khi một cuộc bỏ phiếu khó đoán và chia rẽ để tìm người thay thế ông Boris Johnson sẽ diễn ra vào tuần sau.
Dân số thế giới dự kiến đạt 8 tỷ người vào ngày 15/11, Liên Hợp Quốc dự báo, trong đó Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc thành nước đông dân nhất.
Nga tạm ngừng đường ống khí đốt lớn nhất sang Đức để bảo trì, động thái khiến châu Âu lo ngại trong thời điểm "nhạy cảm" khi căng thẳng giữa Moscow và phương Tây không ngừng leo thang.