Mỹ và Arab Saudi nhắc lại cam kết ổn định thị trường năng lượng toàn cầu trong chuyến công du quốc gia Trung Đông của Tổng thống Biden.
|
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman tại Cung điện Hoàng gia Alsalam ở Jeddah hôm 15/7.
|
Tuyên bố chung về thị trường năng lượng toàn cầu ổn định được hai nước đưa ra hôm 15/7, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Thái tử Mohammed bin Salman cùng các quan chức Arab Saudi cấp cao.
Mỹ hoan nghênh cam kết của Arab Saudi trong việc hỗ trợ thị trường dầu toàn cầu cân bằng nhằm phát triển kinh tế bền vững. Hai nước cũng nhất trí sẽ tham vấn thường xuyên về thị trường năng lượng toàn cầu trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời hợp tác trên cơ sở đối tác chiến lược trong vấn đề khí hậu và năng lượng.
Tổng thống Biden sau đó xác nhận đã cùng Thái tử Arab Saudi thảo luận về năng lượng. Ông Biden cũng thông báo Arab Saudi sẽ có các động thái về dầu mỏ trong những tuần tới, song không nêu chi tiết.
Mỹ kỳ vọng Arab Saudi hỗ trợ để hạ giá dầu đang tăng vọt, điều vốn đe dọa tới khả năng giành chiến thắng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.
Tổng thống Biden cũng cho biết đã đề cập tới vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018 trong cuộc gặp với Thái tử Arab Saudi.
"Những điều xảy ra với Khashoggi thật tàn nhẫn. Tôi chỉ làm rõ rằng nếu điều tương tự xảy ra lần nữa, họ sẽ vấp phải phản ứng và nhiều hơn thế", Tổng thống Biden nói sau cuộc gặp với Thái tử Mohammed.
Các vấn đề liên quan đến vụ ám sát Khashoggi và vai trò của Arab Saudi trong cuộc chiến ở Yemen đã khiến quan hệ giữa Riyadh và Washington lao dốc.
Tổng thống Biden trước đó nhiều lần từ chối đối thoại trực tiếp với Thái tử Mohammed. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng đang khiến Tổng thống Biden thay đổi thái độ và thể hiện quan điểm muốn cải thiện quan hệ với Arab Saudi.
(Theo VnExpress)
Ngoại trưởng Croatia Gordan Grlic-Radman tuyên bố nước này ủng hộ việc mở rộng NATO tới Phần Lan và Thụy Điển như một sự tăng cường phòng thủ tập thể của khối.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hy vọng tình trạng bất ổn ở Sri Lanka sẽ sớm được giải quyết để các cuộc đàm phán viện trợ có thể được nối lại.
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati kêu gọi G20 có hành động cụ thể để đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực đang ngày càng trầm trọng và cuộc khủng hoảng nguồn cung phân bón.
Một nghiên cứu mới của Đại học Dartmouth (Mỹ) cho thấy, 5 quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil gây thiệt hại kinh tế toàn cầu ước tính 6.000 tỷ USD.