“Chúng tôi yêu cầu Nga ngay lập tức trao lại toàn quyền kiểm soát nhà máy Zaporozhye cho chủ sở hữu hợp pháp là chính quyền Ukraine”, trích tuyên bố được đưa ra hôm 10/8 bởi các Ngoại trưởng Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.
|
Binh sĩ Nga canh gác bên ngoài nhà máy Zaporozhye.
|
Theo các nhà ngoại giao, động thái này là cần thiết để đảm bảo "sự an toàn và bảo mật của cơ sở”. Trên hết, G7 một lần nữa kêu gọi Nga "rút quân khỏi Ukraine, tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”.
Tuyên bố được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Mátxcơva triệu tập phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về "các hành động khiêu khích của Ukraine”, ám chỉ một loạt các cuộc pháo kích nhằm vào nhà máy trong những ngày gần đây. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào hôm nay, 11/8.
Kiev phủ nhận cáo buộc và cho rằng Nga đã tự nã pháo vào cơ sở này để đổ lỗi cho Ukraine. Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine cũng cáo buộc Mátxcơva sử dụng nhà máy điện này như một căn cứ quân sự, lưu trữ vũ khí hạng nặng và tập trung binh sĩ.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không thể tiếp cận nhà máy này kể từ khi xung đột Nga – Ukraine leo thang vào cuối tháng 2, và chỉ có thể dựa vào các báo cáo từ Ukraine để đánh giá tình hình trên thực địa. Nhà máy Zaporozhye hiện vẫn do các công nhân Ukraine vận hành dù nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Nhà máy Zaporozhye là nhà máy lớn nhất châu Âu, lưu trữ hàng chục tấn uranium và plutonium đã được làm giàu trong các lõi lò phản ứng và kho dự trữ nhiên liệu đã qua sử dụng, theo IAEA.
Tổng giám đốc IAEA dự kiến sẽ dẫn đầu đoàn thanh tra nhà máy Zaporozhye để đánh giá một cách độc lập về tình hình, cũng như để xác minh rằng các biện pháp bảo vệ không phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được áp dụng.
Cả Kiev và Mátxcơva đều tuyên bố rằng họ mong muốn các cuộc thanh tra sẽ diễn ra. Tuy nhiên, mong muốn này vẫn chưa thành hiện thực do những lo ngại về bảo mật. Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Ba rằng sự chậm trễ này là lỗi của Kiev khi họ cho phép quân đội tiếp tục các cuộc tấn công khiêu khích.
Mátxcơva kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tận dụng quyền hạn của mình để đẩy nhanh chuyến thăm của IAEA. Tuần trước, ông Guterres nói rằng "bất kỳ cuộc tấn công nào vào nhà máy hạt nhân đều là hành động tự sát”.
Các nhà ngoại giao và quan chức quân sự Nga tuyên bố rằng các cuộc tấn công vào nhà máy điện Zaporozhye có thể dẫn đến một thảm họa tồi tệ hơn sự cố Chernobyl năm 1986.
(Theo TPO)
Thủ tướng Iraq, ông Mustafa al-Kadhemi ngày 10/8 đã tham dự lễ khởi công tái thiết sân bay quốc tế Mosul, 5 năm sau cuộc chiến đẩy tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng ra khỏi thành phố này.
Lệnh cấm hoàn toàn của Liên minh châu Âu (EU) đối với than nhập khẩu từ Nga bắt đầu có hiệu lực từ đêm 10/8, vào thời điểm khối đang vật lộn với chi phí năng lượng tăng vọt sau khi xung đột tại Ukraine diễn ra.
Nga đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye của Ukraine, vốn là mục tiêu thường xuyên của các cuộc pháo kích.
Ông Yasukazu Hamada, 67 tuổi, được Thủ tướng Nhật bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay thế cho người tiền nhiệm Nobuo Kishi.