Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố, Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nước phát triển trong vòng 25 năm tới.
|
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
|
Tuyên bố trên của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được đưa ra trong lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập của Ấn Độ.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập (15/8/1947 - 15/8/2022), trong bài phát biểu kéo dài gần 90 phút tại Pháo đài Đỏ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047 và thực hiện nỗ lực mới nhằm cắt giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước. Năm 2047 cũng là năm Ấn Độ kỷ niệm 100 năm độc lập.
Phát biểu trong ngày lễ trọng đại này, Thủ tướng Modi nhấn mạnh: "Trong 25 năm tới, chúng ta cần tập trung vào Panch Pran (5 cam kết). Trước hết là đưa Ấn Độ trở thành quốc gia phát triển. Thứ hai là xóa mọi tàn tích của chế độ nô lệ. Thứ ba là tự hào về di sản của chúng ta. Thứ tư là sức mạnh đoàn kết. Thứ năm là nghĩa vụ của công dân, bao gồm cả Thủ tướng”.
Để đạt được mục tiêu này, Ấn Độ sẽ thúc đẩy những chính sách hỗ trợ sản xuất điện trong nước, quốc phòng và công nghệ số.
Ấn Độ nằm trong "thế giới thứ ba" vào thời điểm tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1947. Tuy nhiên, sau 7 thập kỷ, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2.700 tỷ USD và hiện là quốc gia đang phát triển.
Theo Thủ tướng Modi, khi ước mơ lớn, điều quan trọng là phải làm việc chăm chỉ, đồng thời người dân cần được truyền cảm hứng từ cam kết và quyết tâm của những người đấu tranh cho tự do, những người mơ về một Ấn Độ tự do. Ông kêu gọi giới trẻ cống hiến 25 năm tiếp theo của cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng trên 7% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2023, nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2050, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
(Theo VTV)
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) ngày 16-8 cho biết, vụ không kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào một vị trí ở biên giới do quân Chính phủ Syria kiểm soát đã khiến 11 người thiệt mạng.
Liên quan đến an toàn của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã có cuộc điện đàm với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.
Quan chức nhiều nước châu Âu đã kêu gọi người dân chuẩn bị tinh thần cho một mùa đông lạnh giá, sau những đòn cấm vận khí đốt từ Nga.
Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ không ủng hộ các hạn chế thị thực trên toàn EU đối với tất cả người Nga.