Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngừng hoạt động hoàn toàn

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/9/2022 | 2:54:30 PM

Lò phản ứng hoạt động cuối cùng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine đã không còn kết nối với lưới điện, sau khi cơ sở này bị ngắt khỏi đường dây điện còn lại.

Đoàn xe chở các thanh sát viên của IAEA tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine, ngày 1/9/2022.
Đoàn xe chở các thanh sát viên của IAEA tới nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine, ngày 1/9/2022.

Công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nêu rõ, lò phản ứng số 6 đã bị đóng và ngắt kết nối với lưới điện vì đám cháy bùng lên do pháo kích.

Đây là lò phản ứng cung cấp lượng điện hạn chế cho hệ thống năng lượng của Ukraine thông qua đường dây dự phòng.

Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và có tổng cộng 6 lò phản ứng. Thời gian gần đây, khu vực xung quanh nhà máy xảy ra nhiều vụ tấn công quân sự. Nga và Ukraine cáo buộc nhau pháo kích nhà máy, dẫn tới yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thanh sát cơ sở này.

(Theo VTV)

Các tin khác
Bà Liz Truss phát biểu tại London, Anh, ngày 5/9/2022.

Sau khi đảng Bảo thủ cầm quyền tại Anh ngày 5/9 công bố kết quả bầu chọn vòng cuối cho thấy Ngoại trưởng Liz Truss đã vượt qua cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak để trở thành người kế nhiệm Thủ tướng Boris Johnson, các chính trị gia Anh và nước ngoài đã gửi lời chúc mừng tới bà.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hôm 5/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết chính sách đối ngoại mới dựa trên khái niệm "Thế giới Nga".

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 10/8/2022.

Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch sửa đổi Hiến chương Hợp tác Phát triển - văn bản quy định các định hướng cấp vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của nước này cho các nước đang phát triển.

Nga dừng thoả thuận miễn thị thực với công dân Nhật Bản tới các đảo tranh chấp.

Chính phủ Nga hôm 5/9 thông báo đã chấm dứt thỏa thuận với Nhật Bản về việc tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân Nhật Bản đến thăm bốn hòn đảo tranh chấp ở Thái Bình Dương mà Nga gọi là Nam Kuril còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục