Lần đầu tiên, Mỹ vượt Nga trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho Liên minh châu Âu (EU), nhưng chi phí để mua khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ cao hơn gấp 10 lần.
|
Ảnh minh họa
|
Reuters trích dẫn dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Refinitiv Eikon cho biết, Mỹ đã tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu vào tháng 9/2022. Lần đầu tiên, châu Âu đã thay thế châu Á trở thành điểm đến lớn nhất của khí tự nhiên hóa lỏng Mỹ.
Trong tháng 9, Mỹ có 87 chuyến hàng chở 6,3 triệu tấn khí đốt tới châu Âu, tăng nhẹ so với con số 6,25 triệu tấn trong tháng 8. Tỷ trọng xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu so với tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ ra thế giới đạt gần 70% trong tháng 9, tăng đáng kể so với 56% trong tháng 8 và 63% trong tháng 7.
Theo các báo cáo trước đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nước này đã xuất khẩu gần 3/4 tổng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu trong 4 tháng đầu năm 2022. Sự gia tăng này có nghĩa là Mỹ hiện chiếm gần một nửa lượng nhập khẩu LNG của khối, gần gấp đôi thị phần so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mặc dù xuất khẩu LNG của Mỹ đã giúp lấp đầy các kho dự trữ khí đốt ở châu Âu trước thời hạn, nhưng chi phí mà EU phải bỏ ra cao 10 lần so với chi phí của các năm trước. Việc Mỹ tăng cường cung cấp LNG cho EU khiến nước này giảm xuất khẩu sang châu Á, Mỹ Latin và Caribe vào tháng 9/2022.
(Theo VTC)
Thái Lan bắt đầu kiểm tra ma túy ngẫu nhiên và tăng cường giám sát lực lượng cảnh sát sau vụ thảm sát tại nhà trẻ gần đây.
Ngày 10-10, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mở cuộc tranh luận về dự thảo nghị quyết phản đối việc Nga sáp nhập bốn khu vực của Ukraine.
Theo AP, hôm 10/10, vụ nổ lớn xuất hiện tại thủ đô Kiev, Ukraine sau âm thanh tên lửa.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói vụ nổ cầu Crimea là do "lực lượng khủng bố" từ Kiev gây ra và tuyên bố sẽ đáp trả lực lượng này.