Sau đại dịch COVID-19, gần 70% số nước trên thế giới không tăng lương tối thiểu

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/10/2022 | 10:24:15 AM

Theo Oxfarm, đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe xảy ra sau đó đã làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng. Sau đại dịch có hơn một nửa số quốc gia cắt giảm chi trả bảo trợ xã hội và 70% cắt giảm chi tiêu giáo dục.

Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru ngày 28/5/2020. Ảnh tư liệu:
Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru ngày 28/5/2020. Ảnh tư liệu:

Ngày 11/10, tổ chức cứu trợ quốc tế Oxfam cho rằng thế giới vẫn chưa giải quyết được tình trạng bất bình đẳng gia tăng nghiêm trọng sau đại dịch COVID-19.

Kết luận trên được Oxfam đưa ra trong báo cáo mang tên "Cam kết giảm chỉ số bất bình đẳng" (CRI) được tổng hợp 2 năm/lần. Theo báo cáo, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng bất bình đẳng trên thế giới do những tác động nghiêm trọng của dịch bệnh đối với nền kinh tế, trong đó những người nghèo nhất là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, chỉ số CRI 2022 cho thấy hầu hết các chính phủ trên thế giới vẫn chưa thu hẹp được khoảng cách bất bình đẳng.

Trong báo cáo, Oxfarm đã đánh giá hiệu quả của các quyết định và chính sách giai đoạn 2021 - 2022 của 161 chính phủ trong việc giải quyết bất bình đẳng sau đại dịch COVID-19. Oxfarm cho biết hơn một nửa số quốc gia được nghiên cứu đã cắt giảm chi trả bảo trợ xã hội và 70% cắt giảm chi tiêu giáo dục. Đại dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa phòng dịch đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng, qua đó làm giảm nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên, có đến 143 quốc gia trong số 161 quốc gia được nghiên cứu đã không tăng thuế đối với những người giàu có và 11 quốc gia thậm chí còn giảm thuế cho người giàu. Ngoài ra, gần 70% số quốc gia không tăng lương tối thiểu phù hợp với mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Oxfarm đã xếp hạng 161 quốc gia trên theo chỉ số dựa trên chính sách hành động ở 3 lĩnh vực gồm chi tiêu cho xã hội, thuế và lao động. Theo đó, Na Uy đứng đầu bảng xếp hạng những nước giải quyết bất bình đẳng hiệu quả nhất, tiếp đến là Đức, Australia, Bỉ và Canada. Pháp đứng thứ 12, trong khi Anh đứng thứ 14.

Báo cáo của Oxfarm kết luận đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe xảy ra sau đó đã làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng. Thế giới lần đầu tiên chứng kiến tỷ lệ nghèo gia tăng mạnh trong nhiều thập niên, trong khi tài sản của những người giàu nhất và lợi nhuận doanh nghiệp nhảy vọt. Vì vậy, Oxfarm cho rằng các chính phủ trên thế giới cần xem đại dịch COVID-19 như một lời cảnh tỉnh để đưa ra các chính sách quyết liệt nhằm giải quyết bất bình đẳng. Tổ chức này cũng kêu gọi các chính phủ hạn chế các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" có thể khiến nhiều người nghèo càng nghèo hơn trong bối cảnh kinh tế suy giảm và lạm phát leo thang.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Người dân tại một cửa khẩu giữa Ba Lan và Ukraine ở thành phố Medyka, Ba Lan, ngày 24/2.

Ba Lan khuyến cáo công dân nước này lập tức rời Belarus, trong bối cảnh quan hệ giữa hai quốc gia căng thẳng liên quan cuộc xung đột ở Ukraine.

Các lệnh trừng phạt bao gồm cấm không cho các cá nhân trong danh sách tới Anh, cũng như phong tỏa tài sản của những người này tại Anh.

Một binh lính Ukraine đứng quan sát các vị trí.

Cuộc tấn công vào các cơ sở viễn thông, quân sự và năng lượng của Ukraine sau vụ nổ trên cầu Crimea đánh dấu giai đoạn mới trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban An ninh và Quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang cho hay ngày 10/10.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia.

Ngày 10/10, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu để bác bỏ kiến nghị của Nga về việc tổ chức bỏ phiếu kín trong tuần này đối với vấn đề Nga sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục