Mỹ ký thỏa thuận bảo vệ nước ứng viên gia nhập NATO

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 7:30:23 AM

Mỹ vừa ký một thỏa thuận quân sự với Thụy Điển nhằm bảo vệ biên giới của quốc gia Bắc Âu này trước khi họ gia nhập NATO.

Phát biểu trên đài truyền hình SVT hôm 16/10, Karl Engelbrektson, lãnh đạo quân đội Thụy Điển đã mô tả thỏa thuận nói trên "mang tính chiến lược", sẽ đóng vai trò như một khuôn khổ để làm sâu sắc hơn hợp tác quốc phòng giữa hai nước. 

"Trở thành một người bạn tốt của Mỹ không có gì sai khi xét đến chiến tranh”, ông Engelbrektson giải thích.

Theo đài SVT, thỏa thuận an ninh mới nhằm tăng cường khả năng hoạt động quân sự chung, đặc biệt giữa lúc Thụy Điển đang chờ được chính thức kết nạp vào NATO. Như thông lệ, nguyên tắc phòng thủ tập thể, vốn thường được coi là nền tảng của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu, hiện không áp dụng cho nước ứng viên gia nhập khối như Thụy Điển.

Trong khi đó, Tướng James McConville, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ ca ngợi "mối quan hệ đối tác mạnh mẽ” với Thụy Điển. Ông lưu ý, Washington rất lo ngại về các hành động quân sự có thể xảy ra ở khu vực Bắc Cực, đồng thời nói thêm rằng các lực lượng Thụy Điển là "chuyên gia" trong một môi trường như vậy. 

Nhắc lại nhận xét của đồng nghiệp Mỹ, ông Engelbrektson tuyên bố, những gì Thụy Điển có thể mang lại cho NATO là khả năng tác chiến mùa đông thành thạo. Ông khẳng định, Stockholm có "những người lính được huấn luyện tốt” mặc dù quân số toàn quốc rất ít.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, Thụy Điển và nước Bắc Âu láng giềng – Phần Lan đã phá vỡ lập trường trung lập kéo dài hàng thập kỷ của họ và quyết định chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO, với lí do "môi trường an ninh đã thay đổi cơ bản”.

Trong khi hầu hết các thành viên NATO đều chấp nhận tham vọng trở thành thành viên của hai nước nói trên, các nỗ lực ban đầu của họ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, Ankara cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan dung dưỡng "các tổ chức khủng bố" và chứa chấp các thành viên của những nhóm nổi dậy người Kurd chống Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, hai bên đã đi đến một thỏa thuận giải quyết các mối quan ngại của Ankara.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa phê chuẩn các đơn xin gia nhập NATO của hai nước Bắc Âu. Bình luận về vấn đề này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho hay, ông đã sẵn sàng để Phần Lan được kết nạp vào NATO, nhưng không tán thành Thụy Điển, một quốc gia bị ông cáo buộc là "nơi khủng bố đang lan tràn”.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Thái Lan vừa ban hành Luật về hiệu suất điện tử của các chức năng hành chính với kỳ vọng sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước áp dụng những quy trình điện tử theo chính sách kỹ thuật số của chính phủ.

Xe tăng Ukraine ở Lyman, thuộc vùng Donetsk ngày 28/4/2022.

Cuộc xung đột kéo dài hơn 8 tháng qua giữa Nga và Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt mới nguy hiểm. Trong khi các thành viên NATO ráo riết gửi vũ khí và tăng cường hệ thống phòng không cho Ukraine, Nga cũng cảnh báo “những lằn ranh đỏ” mà phương Tây không nên vượt qua.

Công trình chào mừng Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 tại Thượng Hải ngày 14/10

Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 khai mạc sáng 16/10 tại Bắc Kinh, với khoảng 2.300 đại biểu tham dự.

Toàn cảnh mỏ than sau một vụ nổ ở Amasra thuộc tỉnh Bartin, phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ ngày 14/11/2022.

Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu ngày 15/10 cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ gây sập hầm mỏ ở thị trấn Amasra thuộc tỉnh Bartin, miền Bắc nước này, đã lên tới 40 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục