Các nhà nghiên cứu tạo ra một đàn lợn biến đổi gene miễn dịch với một bệnh virus ở lợn gây ra triệu chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRSV).
|
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết hợp biến đổi gene và chỉnh sửa phôi thai theo phương pháp an toàn và hiệu quả để thay đổi ADN vật nuôi.
|
Kỹ thuật mới có thể áp dụng để thúc đẩy những đặc điểm đáng mong muốn khác ở động vật như thịt nạc hơn và phù hợp để hiến tạng cho con người, theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là Hua Jinlian ở Đại học Tây Bắc A&F và Wei Hongjiang ở Đại học Nông nghiệp Vân Nam. Quá trình kết hợp biến đổi gene và chỉnh sửa phôi thai, cung cấp biện pháp an toàn và hiệu quả để điều chỉnh gene vật nuôi, theo báo cáo công bố trên tạp chí Zoological Research đầu tháng 10.
Bệnh tai xanh đến từ virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRSV). Bệnh này có thể ức chế hệ miễn dịch và gây tổn thương nội tạng, dẫn tới rối loạn sinh sản ở lợn nái, tỷ lệ tử vong cao ở lợn con và bệnh hô hấp ở lợn trưởng thành. Bệnh đang lan rộng và trở thành một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi lợn. Theo một số ước tính, khoảng 75% đàn lợn ở Mỹ và 80% ở Trung Quốc mang virus. Một khi nhiễm bệnh, lợn sẽ mang virus suốt đời.
Hua và Wei tìm ra cách mới để ngăn lây nhiễm bệnh từ gốc rễ. Nhóm của họ phát hiện đoạn gene liên kết với virus. Sau đó, họ sử dụng một enzyme để cắt vị trí tương ứng trong ADN ở phôi thai lợn, giúp lợn con miễn dịch với virus. Nhưng tìm ra đoạn gene đúng để cắt không phải nhiệm vụ dễ dàng. Theo Hua, nhóm nghiên cứu lần đầu bắt tay vào giải quyết vấn đề năm 2015. Các nhà khoa học đã nghiên cứu chỉnh sửa phôi thai từ thập niên 1980.
"Có khoảng 3 tỷ cặp base trong hệ gene. Đầu tiên, chúng tôi cần biết chính xác vị trí của vùng liên kết trên cặp gene, sau đó chúng tôi sử dụng công cụ đặc biệt là enzyme để biến đổi gene ở vị trí riêng biệt", Hua giải thích.
Nhóm nghiên cứu cũng cắt gene ức chế phát triển cơ bắp để tạo ra lợn có thịt nạc hơn. Nhằm biến đổi đặc điểm thứ hai, họ phải chờ lứa lợn biến đổi gene đầu tiên lớn lên và sinh sản (hơn một năm), sau đó tiến hành lượt thí nghiệm thứ hai với lợn non. Nhưng Hua và cộng sự phát triển phương pháp chỉnh sửa gene đồng thời, có thể tạo ra hai biến đổi trong một lần chỉnh sửa, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tỷ lệ thành công không phải là 100%. Quá trình chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng phôi thai và khả năng sống sót ở lợn nái mang thai hộ. Theo nghiên cứu, chỉ một trong 3 con lợn nái trong thí nghiệm đẻ thành công, cho hai con lợn non.
Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới với khoảng 700 triệu con mỗi năm. Nghiên cứu của Hua và cộng sự có thể giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển hơn thông qua nhiều biến đổi gene ở chi phí thấp hơn. Theo ông, bước tiếp theo là đánh giá kỹ hơn khả năng kháng virus PRRS virus và liệu đặc điểm này có thể di truyền ổn định hay không. Khi công nghệ phát triển đầy đủ, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng những chỉnh sửa khác như cải tiến trao đổi chất ở lợn để loại bỏ hoặc giảm mùi phân, tạo ra lợn cảnh bé hơn và cơ quan nội tạng phù hợp để cấy ghép.
(Theo VnExpress)
Tổng thống Madagascar - Andriy Rajoelina đã sa thải Bộ trưởng Ngoại giao Richard Randriamandrato sau khi ông này tự ý bỏ phiếu chống lại Nga tại Liên Hợp Quốc, Reuters đưa tin hôm 19/10.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm cấp thị thực và cấm nhập cảnh Iran, tịch thu bất động sản và tài sản trên lãnh thổ Iran cũng như phong tỏa tài khoản ngân hàng trong hệ thống tài chính Iran.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19-10 chỉ thị thành lập Hội đồng điều phối để đảm bảo hoạt động của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ít nhất 8 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương sau các vụ nổ xảy ra tại một quầy bưu kiện của nhà tù Insein, thành phố Yangon, Myanmar vào sáng 19/10.