30.000 quân Nga rút khỏi Kherson, Tổng thống Ukraine tuyên bố "ngày lịch sử"

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/11/2022 | 7:59:20 AM

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ngày thứ Sáu là "một ngày lịch sử" đối với Ukraine sau khi Nga tuyên bố rút quân khỏi bờ Tây của khu vực Kherson.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

"Hôm nay là một ngày lịch sử. Chúng tôi đang giành lại miền Nam, giành lại Kherson. Hiện tại, lực lượng phòng vệ của chúng tôi đang ở ngoại ô thành phố và chúng tôi sắp tiến vào. Tuy nhiên, các đơn vị đặc nhiệm đã có mặt trong thành phố", Tổng thống Zelensky nói trong bài phát biểu vào tối 11/11.

Tổng thống Zelensky bày tỏ sự biết ơn đối với các đơn vị quân đội tham gia chiến dịch giành lại quyền kiểm soát Kherson, "từ sĩ quan đến tướng lĩnh, lực lượng vũ trang, tình báo, cơ quan an ninh Ukraine, vệ binh quốc gia - tất cả những người đã mang ngày này đến gần hơn với khu vực Kherson".

Ông Zelensky cho biết các biện pháp ổn định sẽ được thực hiện do mối đe dọa từ mìn. "Đối phương đã để lại rất nhiều bom mìn và chất nổ, đặc biệt là tại các cơ sở quan trọng. Chúng tôi sẽ rà phá chúng", ông nói.

"Theo sau lực lượng phòng vệ của chúng tôi là cảnh sát, đặc công, cứu hộ, kỹ sư điện. Các hệ thống y tế, thông tin liên lạc, các dịch vụ xã hội đang trở lại. Cuộc sống đang trở lại", Tổng thống Ukraine nói thêm.

Tổng thống Zelensky cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng cục Tình báo Ukraine trước đó về việc kêu gọi bất kỳ binh sĩ Nga nào vẫn còn ở Kherson đầu hàng.

"Chúng tôi đảm bảo các rằng bạn sẽ được đối xử phù hợp với luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế", ông Zelensky cam kết.


Vị trí Kherson ở miền Nam Ukraine 

Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã lệnh cho các lực lượng Nga rút khỏi thủ phủ của tỉnh Kherson ở miền Nam Ukraine để tránh thương vong không đáng có và đảm bảo vị trí phòng thủ vững chắc hơn.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 11/11 tuyên bố đã hoàn thành đợt rút quân khỏi thành phố Kherson. Nga cho biết tổng cộng hơn 30.000 quân nhân Nga, khoảng 5.000 vũ khí và thiết bị quân sự, cũng như các tài sản, đã được rút khỏi Kherson.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết không để lại bất kỳ binh sĩ hay khí tài nào ở thành phố Kherson. Nga cũng xác nhận lực lượng quân sự nước này không chịu tổn thất nào về người hay khí tài trong quá trình rút quân.

Một số video đã được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy người dân ở Kherson vui mừng khi có sự xuất hiện của các lực lượng Ukraine.

Phương Tây cho rằng, quyết định rút quân là một "bước lùi lớn" đối với Nga sau khi Moscow tuyên bố sáp nhập Kherson và 3 tỉnh khác của Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Kiev cho đến nay vẫn không công nhận kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý này.

Nếu không kiểm soát được Kherson, Moscow khó có thể tiến công về phía thành phố Mykolaiv, miền Nam Ukraine và cảng Odessa ở Biển Đen. Ngoài ra, Nga cũng có thể mất quyền kiểm soát đập Kakhovka trên sông Dnieper, nơi cung cấp nước cho bán đảo Crimea - vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga năm 2014. Từ Kherson, quân đội Ukraine cũng có thể tấn công Crimea bằng pháo tầm xa.

Việc rút quân khỏi Kherson sẽ cho phép các lực lượng Nga cố thủ sau "hàng rào tự nhiên" của sông Dnieper, nhưng sẽ gây khó khăn hơn trong việc triển khai một cuộc tấn công trong khu vực. Moscow dường như muốn có thêm thời gian để trang bị và huấn luyện cho các binh sĩ vừa được huy động sau lệnh động viên hồi tháng 9.

CÁC DẤU MỐC CHÍNH TRONG XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE 

Tháng 2: Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2, đưa quân vào khu vực Đông Bắc, quanh Kiev, miền Nam và miền Đông Ukraine.

Tháng 3: Nga thu gọn mục tiêu chiến dịch quân sự vào khu vực miền Đông sau khi Ukraine phản công ở một số khu vực.

Tháng 4: Nga đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Donbass.

Tháng 5: Nga dồn lực tại các thành phố ở Donetsk và Lugansk. Nga kiểm soát thành phố cảng Mariupol ở biển Azov.

Hai bên bắt đầu đàm phán hòa bình từ ngày 28/2 nhưng tuyên bố chấm dứt hoàn toàn vào tháng 5 mà không đạt được thỏa thuận nào.

Tháng 6 - 7: Nga sử dụng ưu thế vượt trội về hỏa lực để giành quyền kiểm soát gần như hoàn toàn Lugansk và một phần Donetsk.

Ngày 3/7, Nga tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự ra ngoài biên giới Donbass ở miền Đông.

Tháng 8: Ukraine mở chiến dịch phản công ở Kherson ở miền Nam.

Tháng 9: Ukraine phản công bất ngờ ở Kharkov, Đông Bắc Ukraine, buộc Nga phải rút quân. Ukraine tuyên bố giành lại 3.000km2 lãnh thổ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ban bố sắc lệnh động viên một phần, có thể giúp Nga đưa thêm tối đa 300.000 quân tới Ukraine.

Tháng 10: Nga sáp nhập 4 vùng ly khai Ukraine gồm Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhia.

Ngày 5/10, Ukraine phản công trên toàn tuyến, ký sắc lệnh loại trừ mọi khả năng đàm phán với Nga khi Tổng thống Putin còn tại vị.

Ngày 8/10: Cầu Crimea bị tấn công. Nga cáo buộc Ukraine là thủ phạm.

Ngày 10/10, Nga mở chiến dịch tập kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ Ukraine, nhắm vào mục tiêu quân sự, năng lượng, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

Ngày 9/11: Quân đội Nga tuyên bố rút lui khỏi thành phố Kherson, miền Nam Ukraine.
Nga hoàn tất rút quân khỏi Kherson

Bộ Quốc phòng Nga hôm qua thông báo các lực lượng nước này đã hoàn tất việc rút quân khỏi hữu ngạn sông Dnipro ở khu vực Kherson thuộc miền Nam Ukraine.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc rút quân đã hoàn tất vào ngày hôm qua, tất cả các lực lượng và thiết bị của Nga đã được chuyển sang tả ngạn sông Dnipro.

Bộ này cũng khẳng định không còn khí tài quân sự hoặc binh sĩ nào của Nga ở lại hữu ngạn sông này, bao gồm cả thủ phủ Kherson.

Nga đã ra lệnh rút quân khỏi khu vực trên hôm 9/11. Nga tuyên bố, mục tiêu đặt ra cho việc rút quân khỏi thành phố Kherson là nhằm đảm bảo các vị trí tốt hơn, đồng thời đảm bảo tính mạng của binh sĩ và dân thường.

Kherson là khu vực đã tiến hành trưng cầu dân ý với đa số người dân ủng hộ sáp nhập về Nga hồi tháng 9 vừa qua. Chính quyền Kherson gần đây đã hối thúc người dân sơ tán. Các lực lượng Nga đã hỗ trợ người dân rời thành phố, hơn 115.000 người đã rời khỏi Kherson trong những tuần gần đây.

(Theo Dân trí - VTV)

Các tin khác
Giám đốc UNDP Achim Steiner tại Khartoum, Sudan, hồi tháng 1/2020.

Lãnh đạo Chương trình Phát triển LHQ Steiner cảnh báo hơn 50 nước nghèo đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ nếu không nhận được hỗ trợ khẩn cấp.

Nội bộ Mỹ bất đồng về việc thúc đẩy Ukraine đàm phán với Nga.

Tướng hàng đầu của Mỹ cho rằng Ukraine nên “nắm bắt thời điểm” để chấm dứt xung đột với Nga bằng một giải pháp ngoại giao, trong khi các cố vấn của Tổng thống Joe Biden cho rằng hiện vẫn còn quá sớm.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto.

Ngoại trưởng Hungary cho rằng các chính sách trừng phạt của EU nhằm vào Nga đã làm tổn hại nặng nề nền kinh tế của chính liên minh này.

Tổng thống Vladimir Putin tham dự một cuộc họp ở Moscow ngày 24-8.

Tổng thống Vladimir Putin vừa ban hành sắc lệnh quốc gia về bảo tồn các giá trị truyền thống của nước Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục