Mỹ tin tưởng Thụy Điển và Phần Lan sẵn sàng gia nhập NATO

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/1/2023 | 9:32:35 AM

Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ tin tưởng Phần Lan và Thụy Điển sẵn sàng gia nhập NATO, bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Ankara sẽ không ủng hộ Stockholm trở thành thành viên của liên minh quân sự này.

Người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin (thứ năm, trái) và Ngoại trưởng Thụy Điển phụ trách các vấn đề đối ngoại Oscar Stenstrom (thứ ba, phải) tại cuộc đàm phán gia nhập NATO của Thụy Điển, ở Ankara ngày 25/5/2022.
Người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin (thứ năm, trái) và Ngoại trưởng Thụy Điển phụ trách các vấn đề đối ngoại Oscar Stenstrom (thứ ba, phải) tại cuộc đàm phán gia nhập NATO của Thụy Điển, ở Ankara ngày 25/5/2022.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23/1 bày tỏ tin tưởng Phần Lan và Thụy Điển hiện sẵn sàng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bất chấp việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước đó cùng ngày tuyên bố Ankara sẽ không ủng hộ Stockholm trở thành thành viên của liên minh quân sự này, sau vụ biểu tình trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thụy Điển, trong đó có hành động đốt bản sao cuốn kinh Koran.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price chỉ trích việc đốt những cuốn sách có tính chất thiêng liêng đối với nhiều người là một hành động báng bổ sâu sắc, khẳng định "một số việc làm có thể hợp pháp nhưng thật khủng khiếp.”

Ông Price đánh giá hành động khiêu khích của chính trị gia mang hai quốc tịch Thụy Điển-Đan Mạch Rasmus Paludan hôm 21/1 có ý đồ "tìm cách gây chia rẽ giữa hai đối tác thân thiết” của Washington là Ankara và Stockholm.

[Gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển]

Theo ông, nhân vật này cũng "cố ý gây ảnh hưởng đối với tiến trình thảo luận hiện nay liên quan đến đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.”

Hôm 23/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố Thụy Điển không nên mong đợi Ankara ủng hộ quốc gia Bắc Âu trở thành thành viên của NATO, sau cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm hồi cuối tuần qua, trong đó có hành động đốt bản sao kinh Koran.

Các cuộc biểu tình ở Stockholm hôm 21/1 nhằm phản đối Ankara, trong đó có hành động đốt bản sao kinh Koran, đã làm gia tăng căng thẳng giữa Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia mà đất nước Bắc Âu cần có được sự ủng hộ để gia nhập NATO./.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Các nhân viên điều tra rời khỏi Star Ballroom Dance Studio vào ngày 22/1 tại Monterey Park, California.

Cảnh sát California, Mỹ cho biết, nạn nhân thứ 11 đã tử vong vì vết thương sau vụ xả súng chết người của tay súng tại một vũ trường ở khu vực Los Angeles.

Tiền peso của Argentina. (REUTERS)

Tờ Thời báo Tài chính đưa tin Brazil và Argentina trong tuần này sẽ công bố bắt đầu chuẩn bị nghiên cứu đồng tiền chung giữa hai nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: Newsweek

Theo Newsweek, luật sư của ông Biden hôm 21.1 xác nhận rằng nhiều tài liệu mật đã được tìm thấy ở nhà riêng của tổng thống Mỹ tại Delaware.

Năm 2022 được đánh dấu bằng 3 cú sốc: Thứ nhất là địa chính trị (xung đột Nga-Ukraine), thứ hai là hàng hóa (năng lượng, lương thực). 2 cú sốc này đã hình thành cú sốc thứ ba, đó là thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất cho cả hiện tại và tương lai. Liệu bước sang năm 2023, tình hình có khả quan hơn?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục