Liên minh châu Âu quyết định gia hạn trừng phạt Nga thêm 6 tháng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/1/2023 | 8:39:49 AM

Các lệnh trừng phạt này được gia hạn thường xuyên trong 8 năm qua và được mở rộng đáng kể vào tháng 2/2022, liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga.

Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/1 đã quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng (tới ngày 31/7).

EU đưa ra lệnh trừng phạt đối với Nga lần đầu tiên vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Các lệnh trừng phạt này được gia hạn thường xuyên trong 8 năm qua và được mở rộng đáng kể vào tháng 2/2022, liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Tính đến nay, EU đã áp đặt 9 vòng trừng phạt đối với Nga.

Gói trừng phạt về kinh tế của EU nhằm vào Nga bao gồm một loạt biện pháp như hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa lưỡng dụng, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ.

Ngoài ra còn có lệnh cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU, loại bỏ các ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) và đình chỉ hoạt động phát sóng cũng như giấy phép của một số cơ quan truyền thông do Chính phủ Nga tài trợ.

Bên cạnh đó, EU cũng đã áp dụng nhiều biện pháp như hạn chế về quan hệ kinh tế với bán đảo Crimea, thành phố Sevastopol..., đóng băng tài sản và hạn chế đi lại đối với nhiều cá nhân và tổ chức, cùng các biện pháp ngoại giao khác.

Liên quan đến các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 27/1 tuyên bố nước này sẽ không cho phép mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Phát biểu trên đài phát thanh Kossuth, ông Orban nói: "Chúng tôi sẽ không cho phép các biện pháp trừng phạt làm gia tăng lạm phát của Hungary. Điều quan trọng nhất ở đây là giá năng lượng. Do đó, chúng tôi sẽ không cho phép kế hoạch mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng hạt nhân.”

Thủ tướng Orban lưu ý rằng 97% người dân nước này được hỏi ý kiến đều phản đối việc kéo dài các lệnh trừng phạt đối với năng lượng hạt nhân của Nga.

Hungary đang vận hành nhà máy điện hạt nhân Paks, được xây dựng theo thiết kế của Liên Xô cũ.

Nhà máy này có 4 lò phản ứng loại VVER-440 công suất 2.000MW. Theo nhiều nguồn khác nhau, cơ sở này sản xuất hơn một nửa tổng lượng điện của Hungary.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Cảnh sát triển khai đến hiện trường vụ xả súng.

Ít nhất 8 người chết và 10 người khác bị thương trong vụ xả súng tại một giáo đường Do Thái ở Jerusalem (Israel) vào tối 27/1.

Một người đàn ông đi trong nghĩa trang phủ đầy tuyết ở thủ đô Kabul, Afghanistan, ngày 11/1/2023.

Nhà chức trách Afghanistan ngày 26/1 cho biết, hơn 160 người ở nước này đã tử vong do giá rét trong tháng này, trong khi nhiều người dân không đủ khả năng mua nhiên liệu để sưởi ấm nhà khi nhiệt độ xuống tới mức băng giá.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov cũng nằm trong danh sách trừng phạt lần này của Mỹ.

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ được cho là nhằm vào các cơ sở hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, như: các nhà sản xuất vũ khí, sửa chữa tàu hay công ty quân sự tư nhân Wagner.

Tuyết rơi dày ở thành phố Aomori, miền Đông Bắc Nhật Bản ngày 24/1/2023.

Ngày 25/1, tuyết rơi dày tại Nhật Bản khiến giao thông bị gián đoạn trên diện rộng và làm ít nhất 1 người thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục