Thượng viện Pháp bỏ phiếu thông qua Dự luật cải cách hưu trí

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 9:14:30 AM

Dự luật này hiện vẫn đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội, nhất là từ các Nghị sĩ cánh tả, cực tả và cực hữu.

Thượng viện Pháp bỏ phiếu thông qua Dự luật cải cách hưu trí.
Thượng viện Pháp bỏ phiếu thông qua Dự luật cải cách hưu trí.

Ngày 12/3, Thượng viện Pháp đã đạt được sự đồng thuận, thông qua sớm hơn thời gian dự kiến Dự luật cải cách hưu trí của chính phủ, vốn đang gây ra các làn sóng đình công và tuần hành phản đối kéo dài từ gần 2 tháng qua tại Pháp.

Với đa số quá bán 195 phiếu thuận và 112 phiếu chống, Thượng viện Pháp đã thông qua Dự luật cải cách hưu trí của chính phủ, sau hơn 1 tuần tranh luận quyết liệt, đặc biệt là sự phản đối từ các Thượng Nghị sĩ cánh tả.

Phản ứng trước kết quả trên, Thủ tướng Pháp - bà Elisabeth Borne đánh giá, Dự luật cải cách hưu trí đã đạt được bước tiến quan trọng và hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các Nghị sĩ thuộc đảng "Những người cộng hoà” (LR) cánh hữu, để có được đa số tuyệt đối tại Quốc hội mà không phải sử dụng đến công cụ cuối cùng là viện dẫn Điều 49.3 trong Hiến pháp để áp đặt thông qua.

Theo các nhà phân tích, việc Thượng viện Pháp sớm thông qua Dự luật cải cách hưu trí đã phần nào giảm bớt áp lực cho chính phủ đương nhiệm. Tuy nhiên, khác với Thượng viện, Dự luật này hiện vẫn đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội, nhất là từ các Nghị sĩ cánh tả, cực tả và cực hữu. Ngay cả các Nghị sĩ thuộc Đảng Những người cộng hoà hiện vẫn chia rẽ lớn đối với Dự luật này.  

Chủ tịch Thượng viện Pháp - ông Gérard Larcher - thành viên đảng LR công khai bày tỏ mong muốn, Dự luật cải cách hưu trí cần được đệ trình để bỏ phiếu một cách dân chủ, hợp hiến và đúng thời hạn.    

"Chúng ta đã vượt qua những bất đồng sâu sắc và thể hiện được dấu ấn của Thượng viện đối với dự luật này. Tôi có được cảm giác là chủ tịch của một thể chế đã thực hiện vai trò của mình với sự tận tâm, trách nhiệm và với mục tiêu duy nhất là vì lợi ích của đất nước và của người dân Pháp”, ông Gérard Larcher nói.

Trong khi đó, các cuộc tuần hành và đình công trong nhiều lĩnh vực ngành nghề do các nghiệp đoàn lớn nhất phát động tiếp tục diễn ra trên toàn nước Pháp trong ngày 11/3. Tổng công đoàn lao động Pháp (CGT) ước tính, đã có khoảng 1,3 triệu người Pháp đã tham gia hưởng ứng trong khi phía cảnh sát cho rằng quy mô đã giảm đi nhiều, chỉ bằng 1/2 con số mà các nghiệp đoàn đưa ra.

Theo dự kiến, Dự luật cải cách hưu trí sẽ được Hội đồng hỗn hợp Thượng viện và Quốc hội xem xét vào tuần tới, trước khi được đưa ra phiên bỏ phiếu quyết định tại Quốc hội vào ngày 26/3 tới.

Các lực lượng đối lập, đặc biệt là các đảng cực tả "Nước Pháp bất khuất” và đảng cựu hữu "Tập hợp quốc gia” tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối và gửi kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ.

(Theo VOV)

Các tin khác

Ngày 12-3, trong phiên họp toàn thể lần thứ năm tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV đã biểu quyết thông qua đề cử một loạt vị trí lãnh đạo cấp cao.

Thành phố Yakutsk tại Cộng hòa Yakutia, Nga. (Ảnh: THANH THỂ)

Hơn 200 chuyên gia từ nhiều quốc gia sẽ tham dự Hội nghị ở Cộng hòa Yakutia (Nga) về biến đổi khí hậu, được tổ chức từ ngày 22-24/3 dưới sự chủ trì của Nga, nước hiện giữ vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bắc Cực.

Đường ống xuyên Alaska vận chuyển hơn 400.000 thùng dầu thô North Slope mỗi ngày (Ảnh: Getty)

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden phủ nhận nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng họ sẽ phê duyệt dự án khoan dầu gây tranh cãi ở Bắc Cực.

Ông Lý Cường tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Trung Quốc hôm 11-3 Ảnh: REUTERS

Nhiệm vụ hàng đầu của ông Lý Cường trong năm nay là đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% đề ra mà không gây ra lạm phát nghiêm trọng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục