Ngân hàng trung ương Nga vừa ban hành quy định mới cấm các tổ chức tài chính của Nga sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT của phương Tây cho các giao dịch trong nước.
|
Đến lượt Nga cấm các ngân hàng sử dụng hệ thống SWIFT cho các giao dịch trong nước
|
Quy định mới này sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 10 năm nay. Theo đó, các ngân hàng của Nga sẽ buộc phải sử dụng hệ thống thanh toán trong nước cho các giao dịch tài chính. Việc sử dụng hệ thống SWIFT chỉ được phép thực hiện cho các thanh toán quốc tế.
Ngân hàng trung ương Nga cho rằng quy định mới này nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính liên tục và bảo mật cho các giao dịch trong nội bộ của nước Nga. Do đó, giờ đây, thông tin về các giao dịch như vậy cần được chuyển qua hệ thống ngân hàng do Ngân hàng trung ương Nga sở hữu hay các dịch vụ do bên thứ 3 là các công ty Nga cung cấp hoặc thông qua hệ thống thanh toán của Nga có tên SPFS.
Hệ thống thanh toán SPFS được Nga thành lập vào năm 2018 nhằm thay thế hệ thống SWIFT cho các giao dịch trong nước. Mặc dù độ bao phủ của hệ thống này vẫn nhỏ hơn nhiều so với hệ thống SWIFT, song mức độ phổ biến của hệ thống SPFS đang ngày càng tăng trong những tháng gần đây.
Hồi tháng 2, Ngân hàng trung ương Nga cho biết hệ thống SPFS đã có 469 thành viên tham gia, bao gồm 115 tổ chức nước ngoài đến từ 14 quốc gia trên thế giới.
Động thái này của Ngân hàng trung ương Nga có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực tài chính của nước này, vì SWIFT đang được các ngân hàng ở Nga sử dụng cho các giao dịch trong nước lẫn quốc tế. Tuy nhiên, các nhà quản lý đã đảm bảo rằng quy định mới sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả hay tốc độ của các giao dịch tài chính trong nước.
Mặc dù vậy, quyết định hạn chế sử dụng hệ thống thanh toán SWIFT cho các giao dịch nội bộ cho thấy những nỗ lực của Nga trong việc tăng cường sự độc lập về kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính của phương Tây.
SWIFT là hệ thống nhắn tin được 11.000 tổ chức tài chính trên toàn cầu sử dụng để thực hiện hàng chục triệu giao dịch mỗi ngày. Kể từ khi chiến sự nổ ra ở Ukraine, hầu hết ngân hàng của Nga đã bị phương Tây loại bỏ ra khỏi hệ thống SWIFT, khiến Nga bị cắt đứt khỏi mạng lưới thanh toán toàn cầu.
(Theo Dân trí)
Ngày 21/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nêu rõ dự định duy trì Chính phủ hiện nay và không giải tán Quốc hội, trong bối cảnh chương trình cải cách hưu trí của chính phủ vấp phải sự phản đối từ công chúng kéo theo các cuộc biểu tình và đình công gây nhiều gián đoạn trong đời sống kinh tế và xã hội.
Ngày 20-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Nga và có cuộc gặp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước lúc bước vào nội dung làm việc chính thức hôm nay (21-3).
Mỹ, EU, Na Uy đồng thời công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trong ngày lãnh đạo Nga - Trung gặp mặt. Gói viện trợ của EU trị giá tới 2 tỉ euro.
Hungary vừa chặn tuyên bố chung của Liên minh châu Âu (EU) về lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin mà Toà Hình sự quốc tế (ICC) tại La Hay ban bố.