Pháp: Biểu tình phản đối cải cách lương hưu lại diễn ra

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/4/2023 | 10:19:04 AM

Đã có thêm nhiều cuộc đình công, biểu tình và bạo lực trên khắp nước Pháp vào thứ Năm (6/4) để phản đối luật cải cách lương hưu của Tổng thống Emmanuel Macron.

Người dân biểu tình ở Lyon, Pháp.
Người dân biểu tình ở Lyon, Pháp.

Các cuộc biểu tình là lời kêu gọi đình công chính thức thứ 11 từ các công đoàn để phản đối luật mới đã được Chính phủ Pháp thông qua. Trước đó, vào thứ Tư, các công đoàn đã có cuộc gặp với Thủ tướng Elisabeth Borne nhưng chưa thể có được tiếng nói chung.

Dù đa phần các cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, vẫn có nhiều trường hợp bạo lực bùng phát khắp cả nước. Các liên đoàn lao động đã tuyên bố sẽ giữ vững lập trường và yêu cầu hủy bỏ luật hưu trí mới nhằm nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi.

"Không có giải pháp nào khác ngoài việc rút lại cải cách", lãnh đạo công đoàn CGT, Sophie Binet, cho biết khi bắt đầu cuộc biểu tình ở Paris.

Tuổi nghỉ hưu của Pháp hiện thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước Tây Âu. Ông Macron và chính phủ của ông lập luận rằng hệ thống lương hưu của Pháp không bền vững về mặt tài chính và nếu không nâng tuổi nghỉ hưu, hệ thống này có thể sụp đổ.

Ông Macron đã thất bại trong việc thực hiện cải cách tương tự trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, nhưng ông đã quyết định thông qua luật mà không cần bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp vào tháng trước. Điều này đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn.

Bộ Nội vụ Pháp đưa ra con số khoảng 570.000 người tham gia biểu tình trong ngày hôm qua. Con số này thấp hơn so với 1 triệu người biểu tình trong những ngày đầu.

Các cuộc biểu tình đã gây ra sự gián đoạn ở Thủ đô Paris, các con đường và trường đại học cũng bị phong tỏa tại một số địa điểm và sân bay Charles de Gaulles cũng bị ảnh hưởng. Những người biểu tình cũng tràn vào tòa nhà có văn phòng của BlackRock, một công ty đầu tư lớn ở Phố Wall.

Trong khi đó, ở thành phố Nantes phía Tây nước Pháp, đã xảy ra các cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay nhằm cố gắng giải tán đám đông.

Hội đồng Hiến pháp Pháp sẽ đưa ra phán quyết về tính hợp hiến của dự luật gây tranh cãi này vào ngày 14/4. Hội đồng có quyền hủy bỏ một số hoặc toàn bộ dự luật nếu nó bị coi là vi hiến.

(Theo CLO)

Các tin khác
Bà Ardern rơi nước mắt trong bài phát biểu cuối cùng trước Quốc hội.

Tất cả người dân New Zealand nên cảm thấy chính trị có thể là ngôi nhà của họ, Thủ tướng Jacinda Ardern nói trong bài phát biểu cuối cùng trước Quốc hội ngày 5/4.

Phần Lan chính thức gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Hãng thông tấn TASS dẫn phát biểu ngày 5-4 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh việc Phần Lan gia nhập NATO làm tăng nguy cơ xung đột tại Ukraine tiếp tục leo thang. Điện Kremlin tuyên bố sẽ buộc phải thực hiện “các biện pháp đáp trả”.

Băng rôn bầu cử trên một đường phố ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), ngày 21/3.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 5/4, đảng Pheu Thai đã chính thức đệ trình danh sách 3 ứng cử viên thủ tướng lên Ủy ban bầu cử (EC) Thái Lan để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào ngày 14/5 tới.

Bà Ri Chun-hee, một trong những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông Triều Tiên.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 5-4 cho biết, nước này đã tổ chức hội nghị Hội Nhà báo Triều Tiên lần đầu tiên sau 22 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục