Ngày 25/4, các quốc gia tiếp tục gấp rút sơ tán các nhà ngoại giao và công dân của họ khỏi Sudan trong bối cảnh tiếp tục xảy ra xung đột giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh. Các hoạt động diễn ra khi lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ vừa được thống nhất vào thứ Hai.
|
Nhiều nước tiếp tục sơ tán công dân khỏi Sudan
|
Một số quốc gia đã sơ tán công dân của họ bằng đường hàng không và đường biển qua cảng Sudan trên Biển Đỏ cách Khartoum khoảng 800 km. Một nhiệm vụ sơ tán của Đức đã đưa tổng cộng 500 người từ hơn 30 quốc gia đến nơi an toàn vào sáng thứ Ba, bao gồm các công dân Bỉ, Anh, Hà Lan, Jordan và Mỹ cũng như người Đức.
Pháp cũng đã sơ tán hơn 500 người khỏi Sudan, trong đó có hơn 200 công dân Pháp cũng như công dân Mỹ, Anh và các quốc gia khác. Pháp đồng thời cử một tàu chiến đến cảng Sudan để giúp vận chuyển những người sơ tán. Một số quốc gia Ả-rập cũng đang sơ tán công dân khỏi Sudan do tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở nước này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng hầu hết người Trung Quốc đã được sơ tán an toàn theo nhóm sang các nước láng giềng.
Song song với đó, Mỹ đang làm việc với các nhóm và đối tác dân sự của Sudan để đạt được một lệnh ngừng bắn lâu dài cùng các thỏa thuận nhân đạo. Mỹ tiếp tục gây sức ép để kéo dài lệnh ngừng bắn ở Sudan, trong đó có việc phối hợp với các đối tác khu vực và quốc tế để giúp thành lập một ủy ban giám sát các cuộc đàm phán.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo về một "mối đe dọa sinh học lớn" đang đe dọa Sudan. Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Sudan ông Nima Saeed Abed cho biết một trong các bên tham gia cuộc xung đột ở Sudan đang nắm quyền kiểm soát một phòng thí nghiệm, nơi gây ra rủi ro sinh học rất cao.
Ông Nima Saeed Abed chỉ ra rằng cơ sở này chứa các mẫu gây bệnh sởi, dịch tả và bại liệt. Ngoài ra, Tổ chức Y tế Công cộng xác nhận 14 vụ tấn công vào các cơ sở y tế kể từ khi bắt đầu giao tranh vào ngày 15 tháng 4, khiến 8 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Các cuộc tấn công vào các cơ sở chăm sóc y tế đáng bị lên án và phải chấm dứt.
Xung đột nổ ra giữa quân đội Sudan do tướng Abdel Fattah al-Burhan lãnh đạo và Lực lượng hỗ trợ nhanh do ông Muhammad Hamdan Dagalo lãnh đạo đã giết chết hàng trăm người, phá hủy các bệnh viện, các khu dân cư trở thành thành chiến trường. Bộ Y tế Sudan hôm thứ Ba thông báo 460 người đã thiệt mạng và 4.630 người khác bị thương, kể từ khi bắt đầu các cuộc đụng độ ở nước này giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh vào ngày 15/4.
(Theo VOV)
Ngày 25/4, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất 110 nhà hoạt động, nhà báo và luật sư ủng hộ người Kurd.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét nới lỏng điều kiện cấp thị thực lao động dài hạn cho người nước ngoài có tay nghề cao. Cụ thể là mở rộng cấp thị thực cho người lao động thuộc 12 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như hiện nay. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực giải "bài toán" dân số già và tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng trong nhiều lĩnh vực.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đề xuất với Tổng thống Nga Vladimir Putin một “phương án nhằm cải thiện, mở rộng” thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine an toàn ở Biển Đen.
Hai phe phái xung đột tại Sudan đồng ý ngừng bắn trong 72 giờ vì lý do nhân đạo, giữa lúc nhiều nước sơ tán công dân.