Nga ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/9/2023 | 2:54:51 PM

Nga đăng ký làm ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc(LHQ), gần 18 tháng sau khi bị đình chỉ tư cách thành viên và rút khỏi cơ quan này.

Phiên họp khóa 54 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Geneva, Thụy Sỹ, ngày 11/9.
Phiên họp khóa 54 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Geneva, Thụy Sỹ, ngày 11/9.

Nga, Albania và Bulgaria được liệt kê trên website của Liên Hợp Quốc (LHQ) là ba ứng viên khu vực Đông Âu cho cuộc bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2024-2026, dự kiến diễn ra ngày 10/10. Các thành viên của Hội đồng được phân bố đồng đều về mặt địa lý và nhóm Đông Âu còn hai ghế trống.

Trong tuyên bố lập trường gửi tới LHQ, Nga coi Hội đồng Nhân quyền là "cơ quan trọng yếu trong hệ thống của LHQ". Moskva tin rằng điều quan trọng là "ngăn xu hướng biến Hội đồng thành công cụ phục vụ lợi ích chính trị cho một nhóm quốc gia".

Nga bị đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 4/2022, với 93 phiếu thuận, 24 phiếu phản đối, 58 phiếu trắng.

Trong nỗ lực tái ứng cử, Moskva tuyên bố sẽ "thúc đẩy mạnh mẽ các nguyên tắc hợp tác và tăng cường đối thoại trên tinh thần xây dựng, tôn trọng lẫn nhau" nếu được bầu trở lại vào Hội đồng Nhân quyền.

Các nước phương Tây cũng như Ukraine phản đối nỗ lực tái ứng cử của Nga. Nga bị cáo buộc vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền trong chiến sự Ukraine, nhưng Moskva nhiều lần phủ nhận, cho rằng các cáo buộc "dựa trên các sự kiện dàn dựng và thông tin giả được lan truyền" để chống lại Nga.

Hội đồng Nhân quyền, trực thuộc Đại hội đồng, được thành lập năm 2006 và là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của LHQ. Với 47 thành viên có nhiệm kỳ ba năm, Hội đồng Nhân quyền là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả quyền con người, quyền phát triển.

Rất hiếm trường hợp thành viên bị đình chỉ tư cách khỏi Hội đồng Nhân quyền. Nga tham gia Hội đồng vào tháng 1/2021 và trở thành quốc gia đầu tiên bị loại kể từ quyết định đình chỉ thành viên cũ là Libya năm 2011.

Lệnh đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền vẫn cho phép quan chức ngoại giao Nga tham dự các cuộc tranh luận của hội đồng, nhưng không được phát biểu và bỏ phiếu. Nga đã tẩy chay phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền vào ngày 12/5/2022 về tình hình Ukraine, cho rằng lập luận và giải thích của họ "bị phớt lờ".

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Ngày 28/9, Trung Quốc đã khánh thành và đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên, nối các thành phố Phúc Châu, Hạ Môn và Chương Châu ở tỉnh Phúc Kiến.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia cuộc đình công của công nhân ngành ô tô tại bang Michigan ngày 26/9

Ngày 26/9, ông Joe Biden đã tham gia cuộc đình công của công nhân ngành ô tô tại bang Michigan, trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tham gia đình công trong lịch sử hiện đại.

Chủ tịch Hạ viện Canada Anthony Rota.

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, chiều 26/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Hạ viện Canada Anthony Rota đã từ chức trong bối cảnh xảy ra những tranh cãi về việc ông ghi nhận và tôn vinh một cựu binh Ukraine chiến đấu cho Đức Quốc xã.

Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn khí thải Euro 7 được đưa ra nhằm hạn chế lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, tiếp nối quy định Euro 6 hiện hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục