Ai Cập nêu giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/4/2024 | 7:33:02 AM

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ngoại trưởng Shoukry nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng đưa ra một cam kết rõ ràng về việc thành lập nhà nước Palestine bằng cách giải quyết vấn đề Palestine và phá vỡ vòng xoáy bạo lực hiện nay. Liên quan các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza, đây là vấn đề nhạy cảm và hiện có một đề xuất mới được đưa ra để hai bên xem xét. Chúng tôi đang chờ quyết định cuối cùng từ hai phía. Mục tiêu của chúng tôi là ngừng bắn vĩnh viễn và giải quyết các vấn đề nhân đạo ở Gaza". Ông Shoukry nói thêm cộng đồng quốc tế đều phản đối hành động quân sự ở thành phố Rafah vì điều này sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập nhấn mạnh mục tiêu của các nỗ lực hòa bình hiện nay của Cairo là thành lập một nhà nước Palestine và chấm dứt xung đột, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế và thể hiện trách nhiệm. Ông Shoukry cho rằng Hamas sẽ từ bỏ đấu tranh nếu có cam kết rõ ràng về việc thành lập một nhà nước Palestine.

Cùng ngày, ông Shoukry và các Ngoại trưởng Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar, Jordan cùng với Tổng thư ký Ban chấp hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bên lề cuộc họp đặc biệt của WEF ở Riyadh để thảo luận các nỗ lực ngăn chặn xung đột và giải quyết tình hình nhân đạo ở Dải Gaza, cũng như sự nghiệp tương lai của người Palestine. Ông Shoukry cũng có cuộc gặp những đường đồng cấp Na Uy, Sri Lanka, Malaysia, Bahrain và Pháp tại Riyadh.

Trong các cuộc gặp, Ngoại trưởng Shoukry nhấn mạnh lập trường vững chắc của Ai Cập đối với tình hình ở Dải Gaza, cho rằng không có giải pháp thay thế nào cho lệnh ngừng bắn và việc đảm bảo đưa viện trợ nhân đạo vào vùng đất này. Ông khẳng định Ai Cập kiên quyết bác bỏ các hoạt động quân sự ở thành phố Rafah và việc ép buộc người Palestine di dời, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một giải pháp toàn diện cho sự nghiệp của người Palestine.

Trong một cuộc gặp riêng rẽ khác bên lề cuộc họp đặc biệt của WEF ở Riyadh ngày 29/4, Ngoại trưởng Shoukry và người đồng cấp Anh David Cameron kêu gọi tái khởi động một tiến trình chính trị hiệu quả nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Palestine và Israel dựa trên giải pháp hai nhà nước. Hai Ngoại trưởng đã thảo luận về tình hình nhân đạo ở Gaza cũng như các nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân giữa Hamas và Israel.

Trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Ai Cập kêu gọi công nhận nhà nước Palestine dựa trên đường biên giới xác định năm 1967 và trao cho Palestine tư cách thành viên đầy đủ tại Liên hợp quốc (LHQ). Về phần mình, ông Cameron kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza, đồng thời tuyên bố ủng hộ sự thống nhất của Bờ Tây và Gaza trong một quốc gia Palestine độc lập trong tương lai.

Trong nhiều tháng qua, Ai Cập, Qatar và Mỹ đã và đang nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas. Một loạt hoạt động ngoại giao trong những ngày gần đây dường như cho thấy các bên đang nỗ lực hướng tới việc tạm dừng giao tranh. Phái đoàn Hamas đã đến Ai Cập ngày 29/4 và phong trào Hồi giáo này dự kiến sẽ phản hồi đối với đề xuất mới nhất về ngừng bắn cũng như trao đổi tù nhân sau gần 7 tháng xung đột.

(Theo baotintuc)

Các tin khác
Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Quân đội Nigeria ăn mừng sau khi đánh bại Boko Haram tại một khu vực ở Đông Bắc Nigeria năm 2015.

Các chỉ huy Lực lượng dân quân Nigeria (CJTF) hôm qua (28/4) xác nhận, ít nhất 23 thành viên của lực lượng này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố hôm 27/4 tại miền Bắc nước này.

Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza ngày 23/4/2024.

Israel cho biết đã mở cửa các hành lang vận chuyển mới từ cảng biển và biên giới trên đất liền để tăng cường đưa hàng hóa viện trợ gồm thực phẩm, nước uống, vật tư y tế, thiết bị trú ẩn vào Gaza.

Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục