Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump "dường như là mục tiêu của một vụ ám sát"

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/7/2024 | 8:17:38 AM

Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ cho biết ông Donald Trump dường như là mục tiêu của một vụ ám sát và đây là vụ ám sát đầu tiên nhằm vào một tổng thống hoặc ứng cử viên tổng thống kể từ năm 1981.

Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ cho biết ông Donald Trump dường như là mục tiêu của một vụ ám sát khi ông phát biểu trong cuộc vận động ở Pennsylvania trong ngày 13/7.

Đây là vụ ám sát đầu tiên nhằm vào một tổng thống hoặc ứng cử viên tổng thống kể từ khi Ronald Reagan bị bắn vào năm 1981.

Hung thủ đã bị Mật vụ Mỹ bắn chết, ngoài ra cũng có một khán giả thiệt mạng trong vụ việc.

Theo đội ngũ chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump hiện "vẫn ổn” sau vụ nổ súng này.


Ông Donald Trump bị thương ở tai phải, đã được chăm sóc y tế và không nguy hiểm tới tính mạng.

Theo truyền thông sở tại, ông Trump đã bị thương ở vùng tai phải, trước khi được nhân viên mật vụ bảo vệ và hộ tống khỏi bục phát biểu.

Người phát ngôn lực lượng Mật vụ Mỹ xác nhận ông Donald Trump bị thương nhưng không nguy hiểm tới tính mạng và đã an toàn.

Trong bài đăng trên mạng xã hội X, Washington Post dẫn lời công tố viên hạt Butler, Richard Goldinger, cho rằng ông Donald Trump đã bị đạn sượt qua trong vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania nhưng vẫn an toàn.

Trong khi đó, một khán giả có mặt tại cuộc vận động tranh cử đã thiệt mạng và đối tượng nổ súng cũng đã chết.

Ngoài ra, một người khác đang trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, các nguồn tin tại hiện trường cho biết ít nhất 8 tiếng súng đã vang lên khi ông Trump vừa bắt đầu bài phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại thành phố Butler, Pennsylvania.


Ông Trump bị thương ở tai phải. 

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Mỹ dẫn đầu về số triệu phú vào năm 2023

Số triệu phú chiếm 1,5% dân số trưởng thành vào năm 2023, trong đó Mỹ dẫn đầu với gần 22 triệu người, tương đương 38% tổng số.

Máy bay tiêm kích MiG-29.

Hội nghị thượng đỉnh NATO 2024 hết lòng ủng hộ Ukraine trong xung đột vũ trang với Nga. Lực lượng NATO cũng đã có những động thái ngăn chặn tàu chiến và tiêm kích Nga ở vùng giáp ranh với lãnh thổ của khối quân sự này. Thế nhưng Ukraine vẫn đối mặt với những khó khăn lớn chồng chất, khó khắc phục sớm.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt xung đột ở Ukraine, và rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi lãnh thổ Ukraine một cách vô điều kiện.

Lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc tái khẳng định sự phối hợp chặt chẽ chống lại mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.

Ngày 11/7, Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ký kết quy tắc mở rộng năng lực răn đe tại bán đảo Triều Tiên, bao gồm năng lực hạt nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục