Anh đã đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, đây là quốc gia G7 đầu tiên loại bỏ sản xuất điện từ than đá.
|
Các phương tiện đi qua nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar ở Nottingham, Anh, vào ngày 29/9.
|
Nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, nơi cung cấp điện cho cả nước trong 57 năm, chính thức ngừng sản xuất điện. Sự kiện này kết thúc 142 năm phụ thuộc vào than đá của Anh, bắt đầu từ năm 1882 khi nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới chính thức hoạt động tại London.
Than từng là nguồn nhiên liệu đóng góp lớn nhất vào cơ cấu năng lượng của Anh. Năm 2012, than chiếm gần 39% sản lượng điện của cả nước. Sau đó, các nguồn năng lượng tái tạo phát triển mạnh, dần thay thế than. Theo dữ liệu từ Ember, than chỉ chiếm chưa đến 2% kể từ năm 2019.
Anh công bố lộ trình loại bỏ điện than vào năm 2025. Quốc gia này mong muốn có một hệ thống điện hoàn toàn không phát thải carbon vào năm 2030.
Năng lượng gió và mặt trời là nguồn thay thế chính cho điện than. Anh ban hành các chính sách hỗ trợ điện gió ngoài khơi, cải cách thị trường để thúc đẩy năng lượng tái tạo và đầu tư vào lưới điện.
Lợi ích từ việc Anh từ bỏ than đá như lượng khí thải carbon giảm đáng kể. Việc thay thế than đá bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã tiết kiệm được khoảng 2,9 tỷ bảng Anh.
Thực tế, hơn 1/3 các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) không sử dụng than đá và 3/4 các nước này sẽ không sử dụng than đá đến năm 2030. Sự phát triển nhanh chóng của năng lượng mặt trời và gió thúc đẩy giảm 87% nhu cầu sử dụng than trong giai đoạn này.
Phil MacDonald, giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu năng lượng toàn cầu Ember, cho hay, trước đây, than gắn liền với tăng trưởng công nghiệp. Giờ đây, năng lượng sạch đang thúc đẩy nền kinh tế trên toàn thế giới.
Quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng tái tạo diễn ra nhanh chóng, được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ, cam kết khử cacbon và sự phát triển của năng lượng gió và mặt trời.
Với việc loại bỏ dần than, Anh là một ví dụ cho các quốc gia khác đang hướng tới việc chuyển đổi sang năng lượng xanh.
(Theo VTC News)
Trong bối cảnh Nhật Bản, Hàn Quốc ngày càng “quan ngại sâu sắc về sự leo thang căng thẳng giữa Israel và Hezbollah ở khu vực miền Nam Lebanon, hai quốc gia Đông Á này đã quyết định điều động máy bay vận tải quân sự để sơ tán các công dân của mình rời khỏi Trung Đông.
8 binh sĩ Israel đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh trên bộ với Hezbollah ở miền Nam Lebanon - quân đội Israel cho biết trong một tuyên bố vào ngày 2/10.
Việc kiểm soát thị trấn Vuhledar ở miền Đông Ukraine sẽ mở đường cho lực lượng Nga tiến vào những khu vực khác.
Tổng thống Biden kêu gọi Tel Aviv "đáp trả tương xứng", không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran để trả đũa vụ tập kích tên lửa.